Cần chỉ rõ cơ chế để nhân dân tham gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Ông Lù Văn Que, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam đề nghị, MTTQ cần chỉ rõ dân cần làm gì, làm như thế nào và ai bảo vệ người dân trong tham gia phòng chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực? Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam cũng cần phát động phong trào toàn dân tham gia PCTN, tiêu cực...

Sáu nhóm vấn đề cử tri và nhân dân còn băn khoăn, lo lắng

Phát biểu khai mạc Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ mười bốn, khóa IX mở rộng, nhiệm kỳ 2019-2024, sáng nay, 10/10, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương (UBTƯ) MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nêu rõ, việc góp ý kiến thông qua dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV vừa đảm bảo nguyên tắc, vừa đáp ứng kỳ vọng lắng nghe nhiều ý kiến để nâng cao chất lượng tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, nâng cao một bước chất lượng hoạt động của MTTQ Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội IX MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2019-2024.

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại hội nghị.

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại hội nghị.

Trình bày Tờ trình cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực cho biết, Dự thảo báo cáo có sáu nhóm vấn đề được cử tri và nhân dân còn băn khoăn lo lắng. Cụ thể, cử tri và nhân dân vẫn còn lo lắng đối với dịch bệnh COVID-19 và gần đây xuất hiện một số bệnh mới nguy hiểm như đậu mùa khỉ châu Phi, cúm A sốt xuất huyết có thể dẫn tới tình trạng “dịch chồng dịch”; lo ngại tình trạng nhiều cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ việc- nhất là trong ngành y tế, giáo dục và tập trung ở các thành phố lớn, vùng sâu, vùng xa- ảnh hưởng trực tiếp tới khám chữa bệnh cho nhân dân và thiếu giáo viên dạy học cho học sinh, sinh viên.

Bên cạnh đó, cử tri và nhân dân cũng lo lắng việc thiếu cơ sở khám chữa bệnh; bất bình bức xúc về một số dự án đầu tư công, công trình phúc lợi đã được đầu tư số vốn rất lớn, triển khai trong nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa thể đưa vào sử dụng, gây lãng phí vốn đầu tư công; lo lắng trước các vụ việc mất an toàn trong phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh; quan tâm lo lắng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một số lĩnh vực còn khó khăn, giá cả nguyên vật liệu, vật tư sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ tăng cao ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân…

Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã gửi tới kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV 5 kiến nghị: Kiến nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm chỉ đạo, điều chỉnh chính sách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ bảy, khóa XII nhằm cải thiện thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, sớm sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, cơ chế tài chính, tự chủ trong y tế, giáo dục… để sớm giải quyết căn cơ, dứt điểm tình trạng thiếu thuốc điều trị, vật tư y tế, thiếu trang thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ngoài ra, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cũng kiến nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục tăng cường PCTN, tiêu cực, kiên quyết xử lý nghiêm minh các vụ án tham ô, tham nhũng, thu hồi tài sản cho Nhà nước…

Cần chấm dứt tình trạng góp ý bằng văn bản trong phản biện xã hội

Đóng góp ý kiến tại Hội nghị, ông Lù Văn Que (Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam) cho rằng, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực đã và đang hoạt động rất hiệu quả. Đảng đã có các quy định về sự nêu gương của người đứng đầu, kiểm soát quyền lực, quy định các điều đảng viên không được làm…

“Đảng nói phải dựa vào dân để làm việc này. Tuy nhiên, thời gian qua, vai trò của người dân chưa được thể hiện rõ. Trong khi công tác PCTN đã có sự tham gia của các cơ quan báo chí (trong phát hiện vi phạm), Công an (trong điều tra), Tòa án (trong xét xử). Vậy vai trò của nhân dân ở đâu?”- ông Lù Văn Que đặt vấn đề, đồng thời đề nghị Mặt trận cần chỉ rõ dân cần làm gì, làm như thế nào và ai bảo vệ người dân trong tham gia PCTN, tiêu cực? Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam cũng cần phát động phong trào toàn dân tham gia PCTN, tiêu cực. Chỉ có dân tham gia mới ngăn chặn, đẩy lùi được “giặc nội xâm”.

Ông Lù Văn Que phát biểu tại hội nghị.

Ông Lù Văn Que phát biểu tại hội nghị.

Về vấn đề xã hội hóa đối với hai lĩnh vực giáo dục và y tế, ông Trần Ngọc Đường (Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam) cho rằng, đây là chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước, nhưng thực hiện chủ trương này đòi hỏi phải có hướng đi phù hợp, không bị thả lỏng với khẩu hiệu “tự chủ”. Cần áp dụng Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức trong vấn đề này vì thực tế hiện nay, đội ngũ chuyên gia, tri thức giỏi đa phần là viên chức, trong khi thu nhập và chế độ đãi ngộ của viên chức thiệt thòi hơn so với công chức.

Ví dụ, viên chức ngành y tế tại các bệnh viện lớn, đầu ngành thì có thu nhập tốt, nhưng tại các bệnh viện nhỏ hay tại những vùng khó khăn thì ngược lại, dẫn đến tình trạng bỏ việc diễn ra rất nhiều. Chính vì vậy, Báo cáo phải thể hiện được tính ưu việt của chế độ qua lĩnh vực y tế, giáo dục và đánh giá lại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Đồng tình với nội dung 6 chuyên đề giám sát trong năm 2023, tuy nhiên, ông Đường đề nghị cần triển khai một đến hai vụ việc giám sát cụ thể mà trong thực tiễn người dân quan tâm, qua đó kiến nghị để góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật. Đồng thời, cần chấm dứt tình trạng góp ý bằng văn bản trong phản biện xã hội bởi nhiều văn bản góp ý còn sơ sài, trong khi phản biện xã hội cần sự góp ý chu đáo, tâm huyết, huy động trí tuệ tổng thể của các nhà khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất.

Ông Vũ Trọng Kim (Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam) đề nghị phải quán triệt thật sâu sắc Nghị quyết 27-NQ/TW về chính sách tiền lương. Phải làm mạnh mẽ hơn, có tính đột phá, kịp thời hơn thì mới có thể giúp ích được tình trạng xin nghỉ việc của cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực y tế, giáo dục hiện nay… “Vì lương cán bộ, công chức hiện nay kém hơn lương công nhân”- ông Kim nói.

Bà Hà Thị Liên (Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam) khẳng định, lĩnh vực y tế và giáo dục là hai ngành có sự liên quan đến nhiều mặt trong xã hội. Không chỉ giáo dục, y tế mà các tổ chức chính trị - xã hội cũng không giữ được thành viên, hội viên của mình. Vấn đề này rất cần sự vào cuộc của Đảng, Nhà nước để sớm tháo gỡ khó khăn cho các ngành, các tổ chức về biên chế, duy trì, đảm bảo chế độ việc làm cho viên chức, người lao động.

Đánh giá cao ý kiến của các đại biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến khẳng định, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ tổng hợp đầy đủ các ý kiến của Đoàn Chủ tịch để hoàn thiện báo cáo, gửi tới kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV bảo đảm tiến độ, chất lượng, tạo niềm tin, sự đồng thuận xã hội.

Ông Đỗ Văn Chiến cũng đề nghị MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hội đồng tư vấn. Đây là một trong những trụ cột để phát huy sứ mệnh của MTTQ Việt Nam, nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Cũng tại Hội nghị, ông Ngô Sách Thực đã trình bày Tờ trình cho ý kiến vào Kế hoạch giám sát năm 2023 của UBTƯ MTTQ Việt Nam gồm 6 nội dung. Trong đó có giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư một số dự án trọng điểm Quốc gia, một số dự án chậm tiến độ, đầu tư dở dang ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân; Giám sát việc công khai, minh bạch, thực hiện thủ tục hành chính Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đất đai; Giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri và nhân dân của các bộ, ngành, địa phương; Giám sát việc triển khai các công trình đầu tư vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số (theo Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025); Giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác khuyến học, xây dựng xã hội học tập...

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.