Chuyện nghề Thi hành án Dân sự

Cán bộ thi hành án vùng cao Phạm Ngọc Hưởng và kỷ niệm bị đương sự chốt cửa dọa ..."đốt xăng"

Anh Phạm Ngọc Hưởng (người ngồi xem máy tính) cùng các đồng nghiệp trong một lần làm việc tại cơ sở.
Anh Phạm Ngọc Hưởng (người ngồi xem máy tính) cùng các đồng nghiệp trong một lần làm việc tại cơ sở.
(PLVN) - Anh Phạm Ngọc Hưởng (SN 1972), Chi Cục trưởng Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã hơn 30 năm gắn bó với nghề thi hành án dân dự. Anh đủ trải nghiệm, thấu hiểu và cảm nhận được cái gian nan của nghề này ở vùng cao.

Lăn lộn với cơ sở

Gặp Chi Cục trưởng Chi Cục thi hành án dân sự huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên Phạm Ngọc Hưởng khi mới đi cơ sở về, anh chia sẻ: “Hầu hết các xã của huyện Tuần Giáo đều ở xa trung tâm huyện. Đi cơ sở là mất ngày mất buổi, thậm chí có chuyến đi mất cả tuần trời”.

Trong suốt câu chuyện của mình, anh Hưởng nói về công việc của mình một cách say mê. Gắn bó với vùng cao nên anh hiểu cuộc sống bà con. Điều này giúp anh thực hiện công việc được suôn sẻ.

“Công tác thi hành án dân sự không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Đây là lĩnh vực đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi người cán bộ không chỉ có kiến thức pháp luật vững vàng, mà còn phải có bản lĩnh, sự kiên trì, lòng kiên nhẫn và cái tâm trong sáng”, anh Hưởng nói.

Theo anh Phạm Ngọc Hưởng, có những vụ việc kéo dài vài năm, nhiều lúc phải đối mặt với áp lực từ cả hai phía đương sự. Nhưng chính trong những thử thách ấy, anh và các đồng nghiệp học được sự bình tĩnh, tính nhân văn và học được cách lắng nghe, chia sẻ từ người dân.

Chi Cục trưởng Cục thi hành án dân sự huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên - Phạm Ngọc Hưởng.

Chi Cục trưởng Cục thi hành án dân sự huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên - Phạm Ngọc Hưởng.

Anh Phạm Ngọc Hưởng tham gia công tác trong ngành Thi hành án từ năm 1994 khi ngành vừa được tách ra từ Tòa án. Năm 1995, lãnh đạo ngành tin tưởng bổ nhiệm anh làm Đội trưởng Đội Thi hành án dân sự huyện Tủa Chùa. Đây là huyện nghèo, vùng cao của tỉnh Điện Biên, với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người Mông chiếm trên 73% dân số.

Khi đó, giao thông đi lại khó khăn, từ huyện xuống các xã đều là đường cấp phối, chưa có đường nhựa, mùa mưa thường bị sạt lở, tắc đường. Ở hầu hết các xã tình trạng mua bán và sử dụng chất ma túy, nạn trộm cắp, xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm cho nhiều gia đình ly tán, trẻ em sống trong cảnh côi cút, đói nghèo. Ngoài ra, bà con còn lưu giữ nhiều hủ tục như tang ma dài ngày và không đưa thi thể người chết vào quan tài gây nên tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường.

Cuộc sống của bà con khó khăn trăm bề, trẻ em học hành chểnh mảng, trong khi đó tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống diễn ra khá phổ biến. Bên cạnh đó đàn ông người Mông uống rượu, hút thuốc phiện diễn ra thường xuyên... Trước tình hình đó, anh Hưởng với nhiệt huyết và trách nhiệm, đã cùng các cán bộ khác từng bước khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.

“Đến giờ những vụ việc hay những ngày tháng đầy gian khó đó vẫn còn in sâu trong tâm trí tôi”, anh Hưởng nói và kể kỷ niệm lần đi giải quyết vụ việc ông Vàng Nhè Thu phải thi hành 15 triệu tiền phạt sung công quỹ nhà nước.

Ông Nhè Thu có điều kiện thi hành án nhưng rất ngang không chịu thi hành. Khi anh Hưởng tiếp xúc và nhận thấy ông Thu tính cách có chút hảo hán. “Với cảm nhận này tôi lựa tâm lý vận động ông Thu thi hành án thì bất ngờ ông Thu thách đố tôi uống rượu. Ông Thu nói: “Nếu mày uống một hơi hết bát rượu ngô thì tao sẽ nộp tiền”.

Đứng trước lời thách đố của đương sự, mặc dù không biết uống rượu, nhưng nghĩ đến công việc anh Hưởng đã nhắm mắt uống 1 hơi hết bát rượu ông Thu rót.

"Uống xong, tôi chỉ kịp hô anh em ghi biên lai còn mình chạy ra đầu nhà nôn thốc nôn tháo”, anh Hưởng nhớ lại kỷ niệm nhớ đời.

Suốt những năm tháng làm việc ở vùng cao Tủa Chùa, anh Hưởng còn có nhiều kỷ niệm sâu sắc. Anh và anh em trong đội lăn lộn ở cơ sở để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Biết bao vụ việc hóc búa, gặp phải đối tượng khó thi hành án, nhưng bằng kinh nghiệm và sự khéo léo, hiểu phong tục, anh và đồng nghiệp đã từng bước xử lý một cách êm xuôi.

Chi cục trưởng Phạm Ngọc Hưởng cùng đồng nghiệp trong một lần đi cơ sở.

Chi cục trưởng Phạm Ngọc Hưởng cùng đồng nghiệp trong một lần đi cơ sở.

Đương sự nhốt cán bộ, cầm can xăng 20 lít... dọa đốt

Năm 2008, anh Hưởng được lãnh đạo điều động về xây dựng đơn vị mới tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Mường Ảng.

Huyện có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển, cơ sơ hạ tầng thấp kém, một bộ phận nhân dân thiếu đất sản xuất, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình an ninh, trật tự diễn biến phức tạp.

Khi đó, do cà phê xuống giá, mất mùa nên việc một số hộ gia đình làm trang trại cà phê bị thua lỗ dẫn đến án dân sự kiện cáo đòi nợ gia tăng. Từ đây công tác thi hành án có những khó khăn vất vả nhất định, có những vụ việc phải cưỡng chế và giải quyết khiếu nại nhiều năm.

Trong số các vụ thi hành án kéo dài, phức tạp, anh Hưởng nhớ nhất vụ hộ gia đình bà Hường (tên nhân vật được thay đổi) và công ty TNHH HH phải trả nợ cho nhiều cá nhân với số tiền lên đến hơn 5 tỷ đồng.

Vụ việc bắt đầu từ năm 2016. Cơ quan thi hành án đã động viên thuyết phục nhiều lần nhưng gia đình bà Hường và Công ty TNHH HH không tự nguyện thi hành án nên Chi cục Thi hành án đã tổ chức kê biên quyền sử dụng đất 292 m2 của bà Hường và quyền sử dụng đất 5 ha đất trồng cà phê cùng toàn bộ số cây cà phê 5 năm tuổi trên diện tích 5ha của Công ty TNHH HH.

Sau khi cưỡng chế và bán đấu giá thành công, gia đình bà Hường và công ty không tự nguyện giao tài sản cho người trúng đấu giá, buộc cơ quan thi hành án một lần nữa phải cưỡng chế giao tài sản.

Trước ngày cưỡng chế, tổ công tác gồm cơ quan thi hành án và chính quyền địa phương đến vận động và tống đạt thông báo cưỡng chế thì chồng bà Hường đã chốt cửa nhốt tổ công tác lại, xách 1 can xăng 20 lít ra dọa đốt.

Trước tình huống đó, anh Phạm Ngọc Hưởng bình tĩnh phân tích rõ thiệt hơn với đương sự: “Nếu chú (ông Hưởng xưng với chồng bà Hường) bật lửa đốt thì với can xăng kia cháy cả 4 chú cháu mình cùng chết. Tuy nhiên, chú sẽ mắc tội chống người thi hành công vụ, giết người. Sau này trong lý lịch của con cháu chú luôn có dòng bố, ông là kẻ phạm tội giết người. Ngược lại 3 anh em cháu sẽ là liệt sỹ, con cháu chúng cháu, gia đình chúng cháu không có gì phải hổ thẹn. Đây chỉ là một vụ việc dân sự làm ăn không may thua lỗ thì phải trả, chú đừng để xảy ra một vụ án hình sự không đáng có, tiền mất có thể làm lại được nhưng mạng người mất và danh dự mất sẽ không bao giờ lấy lại được đâu. Vậy nên, chú bình tĩnh và phối hợp với cơ quan thi hành án để giải quyết vụ việc”.

Sau khi nghe những điều anh Hưởng phân tích, chồng bà Hường như bừng tỉnh, chột dạ.Trong lúc mất tập trung đã tạo điều kiện cho đồng chí chuyên viên của chi cục giật được bật lửa.

“Chúng tôi tiếp tục thuyết phục, đồng thời nhanh chóng lập biên bản giao nhận giấy tờ thi hành án theo đúng quy định, trở về an toàn”, anh Hưởng nói và cho biết, một tuần sau, Chi cục tiến hành cưỡng chế giao tài sản.

Gia đình bà Hường vẫn chống đối bằng cách chuyển thêm nhiều tài sản gồm giường, tủ, bàn ghế, xe máy, xe đạp của người em rể vào nhà, đêm trước ngày cưỡng chế tưới xăng quanh nhà, đồng thời khóa cửa bỏ đi. Lực lượng công an đã phải thức suốt đêm để bảo vệ hiện trường cưỡng chế và phòng cháy.

Sáng hôm sau theo đúng kế hoạch, Hội đồng cưỡng chế đọc quyết định cưỡng chế. Sau khi làm các thủ tục theo quy định, Hội đồng cưỡng chế tiến hành cắt khóa di chuyển tài sản ra ngòai và giao nhà cho người trúng đấu giá. Tài sản của gia đình bà Hường được kiểm đếm, ghi rõ hiện trạng, niêm phong chuyển về kho cơ quan thi hành án, sau đó mời gia đình bà Hường đến nhận.

Tuy nhiên, gia đình không nhận mà viết đơn tố cáo chấp hành viên cố tình làm sai lệch hồ sơ, lợi dụng chức vụ cưỡng chế trái pháp luật, chiếm đoạt 100 cây vàng 9999, 750.000.000đ, 5 cây bạc trong tủ quần áo.

Cục và Tổng cục thi hành án giải quyết tố cáo bác toàn bộ nội dung tố cáo, xác định tố cáo là sai sự thật. Tuy nhiên, con trai bà Hường vẫn tiếp tục viết đơn đến nhiều cơ quan và dùng mạng xã hội để nói xấu chấp hành viên.

Chi cục thi hành án đã có văn bản đề nghị Cơ quan điều tra vào cuộc. Sau đó, Công an huyện Mường Ảng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với con trai bà Hường về tội vu khống.

Lúc này gia định bà Hường mới ân hận và đến gặp chấp hành viên xin lỗi, ngỏ lời muốn bồi thường danh dự.

Với quan điểm đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại, chấp hành viên đã viết đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho con trai bà Hường, đồng thời không nhận tiền bồi thường nhưng yêu cầu phải xin lỗi công khai cơ quan thi hành án và chấp hành viên trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện Mường Ảng và của tỉnh Điện Biên.

“Đấu tranh để việc thi hành án diễn ra đúng pháp luật nhiều khi rất cam go, phức tạp và nguy hiểm đến cả tính mạng, danh dự”, Chi cục trưởng Phạm Ngọc Hưởng tâm sự.

Chi cục trưởng Phạm Ngọc Hưởng cùng đồng nghiệm tham gia thi hành án một vụ việc tại các xã vùng cao của tỉnh Điện Biên.

Chi cục trưởng Phạm Ngọc Hưởng cùng đồng nghiệm tham gia thi hành án một vụ việc tại các xã vùng cao của tỉnh Điện Biên.

Năm 2020, anh Phạm Ngọc Hưởng được điều động về công tác tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Tuần Giáo. Bằng kinh nghiệm của mình, anh đã giúp công tác thi hành án của địa phương diễn ra thuận lợi.

“Còn nhiều câu chuyện “dở khóc dở cười” liên quan đến những vụ thi hành án ở miền núi. Để thuyết phục các đương sự thành công, ngoài việc nắm rõ quy định pháp luật, cần nắm rõ tâm tư tình cảm, phong tục tập quán của người dân và có cách thuyết phục vừa cương quyết vừa khéo léo thì công việc thi hành án mới đem lại hiệu quả”, anh Hưởng chia sẻ.

Hơn 30 năm gắn bó với nghề thi hành án, Chi cục trưởng Phạm Ngọc Hưởng khẳng định: “Tôi tự hào vì đã góp một phần nhỏ bé của mình vào hành trình lớn mạnh của ngành thi hành án tại địa phương. Giờ đây, khi nhìn lại, tôi cảm thấy trọn vẹn và biết ơn”.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết tại Hội nghị.

Quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

(PLVN) - Ngày 19/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu về Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ. Dự Hội nghị có TS. Nguyễn Hải Ninh - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Uỷ viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Đọc thêm

Bám sát Nghị quyết số 197, đảm bảo tính khả thi của các cơ chế, chính sách đặc biệt

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là tinh thần được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197), sáng 18/6.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang Kỳ 2: Bứt phá chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính'' (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang )
(PLVN) - Với 22 dân tộc cùng sinh sống, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Để mang luật tới những bản làng xa xôi, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Tư pháp Tuyên Quang quan tâm có trọng tâm, trọng điểm, cách thức tuyên truyền PBGDPL có những cách làm hay, sáng tạo, việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số (CĐS) là điểm nhấn quan trọng.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)
(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.

Tản mạn với nghề thi hành án dân sự - Nhìn từ một vụ việc cưỡng chế!

Một buổi tiến hành cưỡng chế ở Quảng Ngãi ( Hình minh họa)
(PLVN) -  Đến với nghề thi hành án dân sự một cách rất tình cờ, qua gần 20 năm gắn bó với ngành, từ ngạch công chức chuyên viên pháp lý ban đầu đến ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính và bây giờ là Chấp hành viên trung cấp, bản thân tôi đã vượt qua không biết bao nhiêu gian truân, vất vả. Nhưng trên hết đó là tình yêu với công việc mình lựa chọn.

Xây dựng và lan tỏa văn hóa tuân thủ pháp luật trong toàn xã hội

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 17/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật theo yêu cầu của Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đảng bộ Sở Tư pháp Khánh Hòa bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế đổi mới và hội nhập

Toàn thể đại biểu trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ, mở đầu Đại hội.
(PLVN) -  Ngày 17/6, Đảng bộ Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Tư pháp tỉnh trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi số toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự: Lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ

Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Hôm nay (18/6), Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ đã qua, đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho nhiệm kỳ mới. Đại hội cũng sẽ tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới để gánh vác những trọng trách, lãnh đạo công tác THADS trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: "Các Nghị định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền chỉ có hiệu lực pháp luật đến ngày 01/03/2027"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành đồng thời 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp sau một quá trình rà soát khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn khổng lồ của các bộ, ngành và chính quyền các cấp. Do thời gian gấp và yêu cầu phân cấp, phân quyền triệt để nên có ý kiến còn băn khoăn có thể có nhiệm vụ, quyền hạn chưa rõ ràng, chưa thật sự hợp lý về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, để hiểu rõ hơn về nội dung này.

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Thông tin về việc tổ chức thi hành bản án liên quan đến 43.108 người

Bà Trương Mỹ Lan tại toà.
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Hồ Chí Minh thông tin chính thức đến người được thi hành án việc tổ chức thi hành Bản án phúc thẩm số 259/2025/HS-PT ngày 21/4/2025 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến 43.108 người trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2.

Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế: Phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm của từng đảng viên

Ông Nguyễn Khánh Ngọc tặng hoa chúc mừng Chi ủy Vụ Pháp luật quốc tế nhiệm kỳ 2025 – 2027.
(PLVN) -Ngày 17/6, Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027. Tham dự Đại Hội có Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, nguyên Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp…

Tiếp tục đột phá thể chế, đổi mới tư duy làm chính sách

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp sáng 17/6, thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và một số nội dung khác.