Cần bổ sung chính sách phát triển trồng trọt đối với vùng dân tộc thiểu số

Người dân miền núi nhọc nhằn gieo từng hạt ngô vào vách đá
Người dân miền núi nhọc nhằn gieo từng hạt ngô vào vách đá
(PLO) - Dự án Luật Trồng trọt ra đời nhằm thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trồng trọt, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, khả thi để phát triển trồng trọt theo định hướng thị trường. Tuy nhiên, dự án Luật này được đánh giá còn nhiều thiếu sót, chưa phù hợp, cần bổ sung chính sách phát triển trồng trọt đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã trình bày tờ trình dự thảo Luật Trồng trọt. Theo đó, sản xuất trồng trọt giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp, thu hút sự tham gia của gần 70% nguồn lực lao động xã hội, đóng góp trên 50% kim ngạch xuất khẩu của ngành Nông nghiệp. Năm 2017, giá trị xuất khẩu của toàn ngành Nông nghiệp đạt 36,2 tỷ USD, trong đó lĩnh vực trồng trọt là 18,96 tỷ USD; có 7/10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (trên 1 tỷ USD) của ngành Nông nghiệp thuộc lĩnh vực trồng trọt.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động trồng trọt ở nước ta đã xuất hiện những bất cập giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của hội nhập quốc tế. Ngoài ra, quá trình thi hành pháp luật về trồng trọt đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập…

Dự án Luật Trồng trọt được xây dựng trên cơ sở nâng cấp Pháp lệnh giống cây trồng (2004), mở rộng phạm vi điều chỉnh lên đến 10 lĩnh vực gồm: Giống cây trồng; phân bón; canh tác; thu hoạch; mua, bán; sơ chế; chế biến; bảo quản; xuất khẩu; nhập khẩu sản phẩm trồng trọt. Dự thảo Luật gồm 7 chương và 82 điều nhằm thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trồng trọt, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, khả thi để phát triển trồng trọt theo định hướng thị trường; có cơ cấu quản lý, sản xuất, kinh doanh hợp lý; tạo lập được nền sản xuất hàng hoá quy mô lớn, chất lượng và từng bước hiện đại hóa, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, thích ứng với biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo báo cáo thẩm định của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, về cơ bản các quy định trong dự thảo Luật Trồng trọt phù hợp với Hiến pháp, hệ thống pháp luật hiện hành và tương thích với pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, trong Dự thảo Luật vẫn còn một số quy định chưa thống nhất với một số Luật khác như: quy định về trả phí thẩm định hồ sơ, đánh giá công nhận lại tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm giống cây trồng (khoản 8, Điều 21) chưa phù hợp với Luật Phí và Lệ phí; quy định về đặt tên giống cây trồng mới (Điều 23) chưa phù hợp với Điều 163 Luật Sở hữu trí tuệ; quy định về lô giống cây trồng nhập khẩu được coi là hoàn thành thủ tục hải quan (khoản 3 Điều 44) chưa thống nhất với Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và Luật Hải quan; quy định về thẩm quyền quyết định về số lượng, danh mục giống cây trồng dự trữ quốc gia (khoản 1 Điều 45) chưa thống nhất với Điều 27 Luật Dự trữ quốc gia... Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ thêm các quy định trong Luật, tránh mâu thuẫn, chồng chéo để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Để phát triển nông nghiệp cần sự phối hợp giữa 6 nhà: Nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà băng và nhà phân phối. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho rằng: “Luật Trồng trọt ra đời phải đáp ứng được yêu cầu tạo thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng sản xuất ra không tiêu thụ được, phải kêu gọi “giải cứu” như thời gian qua. Trong khi dự án Luật được soạn thảo chưa có tính toàn diện, quá thiên về lĩnh vực giống, phân bón, dẫn đến việc không thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển lớn mạnh.

“Dự thảo Luật có 82 điều, 52 điều quy định lĩnh vực giống, phân bón, trong khi quy định thu hoạch, mua bán, bảo quản, sơ chế, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu… chỉ có 5 điều. Ban soạn thảo cần có sự đầu tư nghiên cứu xây dựng các điều luật phù hợp hơn để xây dựng ngành trồng trọt phát triển hiện đại, hiệu quả theo chuỗi sản xuất” - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nhấn mạnh. 

Đối với chính sách của Nhà nước trong trồng trọt, đại biểu Hà Ngọc Chiến đề nghị bổ sung chính sách phát triển trồng trọt đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Trồng trọt là lĩnh vực quan trọng với bà con miền núi, vùng dân tộc thiểu số, Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển trồng trọt vùng này, nâng cao đời sống cho bà con. Đặc biệt, cần có chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, đầu tư công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chú trọng chính sách bảo vệ, bảo tồn giống quý hiếm. Đồng thời tăng năng lực thực hiện khảo sát, chọn lọc giống tại chỗ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số...

“Nhiều giống cây trồng quý ở miền núi đang bị mai một do người nông dân chạy theo năng suất. Các tỉnh biên giới phía Bắc có tình trạng, tư thương nước láng giềng thu mua sản phẩm cây trồng đặc sản theo kiểu tận diệt. Nếu không có chính sách phục hồi, phát triển sẽ làm tuyệt chủng các giống cây trồng quý hiếm, đem lại lợi ích kinh tế cao” - đại biểu Hà Ngọc Chiến cho biết.

Còn theo đại biểu Giàng A Chu (Yên Bái), Ban soạn thảo thiết kế các nội dung canh tác theo hướng hiện đại, ít chú ý đến canh tác nhỏ như hiện nay, nhưng trên thực tế việc trồng trọt manh mún, nhỏ lẻ đang chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp. Miền núi canh tác trên đất dốc, nương rẫy rất lớn, nhưng dự án Luật Trồng trọt nêu chưa đầy đủ, thiếu tính thực tế. “Đồng bào các dân tộc ở Hà Giang, Cao Bằng… vất vả gùi đất từ chân đồi lên các hốc đá để canh tác, nhưng đời sống vẫn nghèo. Quy định tại Điều 70 về canh tác chưa đáp ứng với quy mô canh tác của vùng này, không thể giúp đồng bào phát triển sản xuất. Muốn nâng cao đời sống bà con phải có chính sách hợp lý đầu tư, phát triển canh tác trên đất dốc” - đại biểu Giàng A Chu đề nghị.

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).