Cán bộ nêu gương

ảnh minh họa
ảnh minh họa
(PLVN) - Nếu không có năng lực đảm đương công việc thì tự nguyện xin thôi, đó mới là nêu gương - một cán bộ cấp cao đã nhận xét như vậy khi nói về công tác tổ chức cán bộ. Điều này là chính xác trong bối cảnh có địa phương phải trả tiền thì các “tiền bối” mới nhường ghế, có tiền mới về thì quả thật là không được tự trọng lắm.

Có người xin mãi mới được thôi cương vị lãnh đạo. Đó là trường hợp ông Đoàn Ngọc Hải, nguyên Phó Chủ tịch quận 1, TP HCM. Ông đã “dứt áo ra đi” khi nhận ra mình không thực hiện được lời hứa với dân và được phân công vào vị trí không phải chuyên môn của mình.

Ngược lại, có người bị cách chức rồi vẫn tìm cách để được trở lại quan trường. Ông cựu Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa là một ví dụ. Sau một thời gian làm chuyên viên cho Tổ tư vấn của tỉnh, ông làm đơn xin một chức Phó Giám đốc của một ban. Động thái này có thể khiến dư luận cho rằng ông là người “tham quyền cố vị” và chưa nêu gương chút nào.

Cũng xin thôi việc nhưng cũng chẳng phải là gương mẫu gì? Đó là trường hợp của ông cựu Chủ tịch quận ở Cần Thơ. Ông bị kỷ luật rồi điều chuyển làm chuyên viên trên thành phố. Giờ ông xin hưu sớm (không phải “nhường ghế” vì còn ghế đâu mà nhường), về hưu thì ông vẫn được hưởng mọi chế độ hưu trí mà không phải thực hiện lời hứa của mình là “cống hiến suốt đời” cho sự nghiệp chung.

Có trường hợp cán bộ lãnh đạo chịu nhiều tai tiếng nhưng vẫn “bình chân như vại”. Có thể kể đến ông Phó Chủ tịch HĐND huyện ở Tây Ninh. Ông đã nhận nhà tình nghĩa rồi lại nhận tiếp nhà “nghĩa tình” 250 triệu và một sổ tiết kiệm 30 triệu từ Hội Cựu chiến binh. Quá trình cấp nhà “nghĩa tình” cho ông đầy khuất tất. Hơn thế, ông từng khai man mình bị nhiễm chất độc màu da cam để hưởng chế độ nhưng bị phát hiện và cơ quan đã “tha” cho ông, không truy xét về hành vi này. Nếu cứ làm ngơ cho khuyết điểm của cán bộ, giấu giếm sai phạm đạo đức thì tiếp tục cán bộ đó sẽ được cơ cấu ở nhiệm kỳ tới và tiếp tục nêu gương xấu.

Một vài trường hợp kể trên cho thấy “văn hóa từ chức” còn chưa đi vào đời sống cán bộ, công chức cho dù đã có những quy định “mở đường rút danh dự” cho những người năng lực và phẩm chất không tương xứng với cương vị mình. Đã là cán bộ thì phải nêu gương trong bất cứ lĩnh vực và hoàn cảnh nào. Điều đơn giản như vậy mà mãi không trở thành phương châm ứng xử của đội ngũ cán bộ, là sao? 

Đọc thêm

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.