Cấm vợ chồng, anh chị em ruột tham gia đấu giá cùng một tài sản

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật.
(PLVN) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản mới được Quốc hội thông qua quy định cấm đối với vợ, chồng, anh ruột, chị ruột, em ruột tham gia phiên đấu giá đối với cùng một tài sản để bảo đảm phù hợp với thực tiễn xảy ra trong thời gian qua.

Đầu phiên họp chiều 27/6, với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, về đăng ký tham gia đấu giá (Điều 38), một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định tại khoản 4 Điều 38 về việc hạn chế cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột đăng ký tham gia đấu giá; cần có cơ chế để thực hiện bảo đảm tính khả thi trong thực tế, cũng như bảo đảm quyền của cá nhân khi tham gia đấu giá.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng chuyển quy định tại điểm e khoản 4 Điều 38 về các trường hợp không được đăng ký tham gia đấu giá sang điểm d2, d3 khoản 5 Điều 9 về các hành vi bị nghiêm cấm để có cơ sở xử lý khi phát hiện vi phạm (hậu kiểm).

Đồng thời, thu hẹp phạm vi đối tượng bị cấm tham gia đấu giá theo hướng chỉ cấm đối với vợ, chồng, anh ruột, chị ruột, em ruột tham gia phiên đấu giá đối với cùng một tài sản để bảo đảm phù hợp với thực tiễn xảy ra trong thời gian qua.

Về tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước (Điều 39), có ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định tiền đặt trước khi đấu giá quyền sử dụng đất tại điểm b khoản 1a Điều 39 để phù hợp với quy định tại điểm c khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03/4/2023 của Chính phủ.

Về việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, việc quy định cứng mức tiền đặt trước 20% như quy định tại Nghị định số 10/2023/NĐ-CP hiện nay đang bộc lộ hạn chế, vướng mắc. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 7 Điều 125 của Luật Đất đai năm 2024, trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản. Vì vậy, quy định về tiền đặt trước thuộc trình tự, thủ tục đấu giá nên phải tuân thủ theo quy định của Luật Đấu giá tài sản.

Có ý kiến cho rằng, quy định tại khoản 4 Điều 39 (khoản 25 Điều 1 của dự thảo Luật) về trả lại khoản tiền đặt trước và thanh toán tiền lãi (nếu có) khi người tham gia đấu giá không đủ điều kiện tham gia đấu giá hoặc không trúng đấu giá là rất phức tạp, nhất là đối với tài sản có giá trị nhỏ.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quy định trả lãi tiền đặt trước như dự thảo Luật là kế thừa quy định của Luật hiện hành về thanh toán tiền lãi (nếu có) để bảo đảm quyền lợi của người tham gia đấu giá, phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 280 của Bộ luật Dân sự về “Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.

Về xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá không nộp tiền trúng đấu giá (Điều 70), có ý kiến đề nghị nghiên cứu chế tài xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá mà không nộp tiền trúng đấu giá đối với các loại tài sản khác ngoài quyền sử dụng đất và quyền khai thác khoáng sản.

Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 70 theo hướng người trúng đấu giá phải thanh toán khoản tiền chênh lệch giữa kết quả đấu giá và tiền trúng đấu giá theo kết quả đấu giá được tổ chức lại liền kề sau đó, nếu tiền trúng đấu giá theo kết quả đấu giá lại thấp hơn.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật chỉ quy định chế tài xử lý đối với trường hợp người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá vì đây là 2 loại tài sản đặc thù, có giá trị lớn, ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản, chứng khoán, giá cả vật liệu xây dựng…

Do đó, việc bổ sung quy định cấm người trúng đấu giá đối với những tài sản này tham gia đấu giá trong thời hạn nhất định tùy theo tính chất, mức độ vi phạm nhằm ngăn chặn các hành vi tiêu cực, gây lũng đoạn thị trường, ngăn chặn tình trạng bỏ cọc hoặc thổi phồng giá trị tài sản để trục lợi trong đấu giá tài sản.

Đề xuất của đại biểu Quốc hội về việc “người trúng đấu giá phải thanh toán khoản tiền chênh lệch giữa kết quả đấu giá và tiền trúng đấu giá theo kết quả đấu giá được tổ chức lại liền kề sau đó, nếu tiền trúng đấu giá theo kết quả đấu giá lại thấp hơn” là xác đáng. Tuy nhiên, việc bảo đảm tính khả thi khi áp dụng cần phải được nghiên cứu, đánh giá. Do đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu để có cơ sở tiếp thu khi sửa đổi toàn diện Luật Đấu giá tài sản.

Cũng tại phiên họp, với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Hàn Quốc: Nâng cao chất và lượng trong hợp tác kinh tế

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
(PLVN) - Trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7/2024 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, hoạt động của Thủ tướng trong chuyến thăm Hàn Quốc lần này rất toàn diện, trong đó hơn một nửa các hoạt động tập trung vào lĩnh vực kinh tế.

Chống thất thu thuế trong thương mại điện tử

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp.
(PLVN) - Quốc hội hội yêu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, giám sát các trang mạng, ứng dụng thương mại điện tử và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm thu đúng, thu đủ, kịp thời và chống thất thu thuế trong thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.

Luật Đất đai năm 2024 chính thức có hiệu lực sớm từ ngày 1/8/2024

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật.
(PLVN) - Với việc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 được Quốc hội thông qua, các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản và Các tổ chức tín dụng sẽ có hiệu lực sớm ngày 1/8/2024.

Quốc hội thông qua Luật BHXH (sửa đổi)

Các đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết thông qua Luật tại phiên họp.
(PLVN) - Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được thông qua, người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc mà cũng không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút BHXH một lần.

Công khai ngân sách: Nhiều chỉ số tăng điểm

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. (Ảnh: VGP/ĐH)
(PLVN) - Kết quả khảo sát công khai ngân sách (OBS) 2023 đã ghi nhận những thay đổi tích cực của Việt Nam trong việc tăng cường công khai, minh bạch ngân sách khi tăng 7 điểm và 11 bậc so với Chỉ số công khai ngân sách (OBI) 2021.

Gỡ vướng cho quá trình thực hiện đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh sự cần thiết ban hành dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. (Nguồn: D.T)
(PLVN) -  Chiều 28/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc giữa các Bộ, ngành, các địa phương để góp ý vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Hà Nội phải tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Với vị trí đặc biệt quan trọng, TP Hà Nội phải phát huy vai trò tiên phong, cùng các bộ, ngành, cơ quan, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy quyết tâm “đã nói là làm, đã làm là có kết quả”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” để đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai có hiệu quả Đề án 06.

Chính thức vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo bộ, ngành, TP Hà Nội thực hiện nghi thức kích hoạt vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội.
(PLVN) - Sáng nay, 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP.

Thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Quang cảnh phiên họp thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Sáng 28/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Hà Nội phát triển lên tầm cao mới

Quang cảnh TP Hà Nội.
(PLVN) - Theo chương trình Kỳ họp, dự kiến đầu phiên họp sáng nay - 28/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Các đại biểu Quốc hội đều kỳ vọng Luật này khi được thông qua sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng để TP Hà Nội phát triển lên tầm cao mới, xứng đáng là Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Hoàn thiện một loạt dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu ưu tiên hộ dân tầng 1 khi cải tạo lại chung cư . (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Ngày 27/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến hoàn thiện dự thảo 3 nghị định: Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, xây dựng lại nhà chung cư (Nghị định nhà chung cư); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở (Nghị định chung về nhà ở); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển, quản lý nhà ở xã hội (Nghị định nhà ở xã hội).