Cảm nhận lần đầu tiên đi tàu trên cao Cát Linh – Hà Đông

Tàu chạy thử đến đoạn đường Hoàng Cầu
Tàu chạy thử đến đoạn đường Hoàng Cầu
(PLO) - Mất gần 30 phút vận hành, tàu đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam đi hết hành trình hơn 13km từ ga Hà Đông đến ga Cát Linh (Hà Nội). Theo cảm nhận của những người đi tàu, hành trình toàn tuyến này an toàn, ít rung rắc.

Sáng nay, toàn bộ 13 đoàn tàu thuộc Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông chạy thử; xuất phát từ điểm đầu là ga Hà Đông đến điểm cuối ga Cát Linh.

Tàu chạy với vận tốc trung bình khoảng 35km/h và mất gần 30 phút để đi hết hành trình hơn 13km, tính cả mỗi ga đoàn tàu dừng 1 phút (tổng 12 ga). Mỗi đoàn tàu có 4 toa, dài 80m, sức chứa khoảng 1.000 khách. Mỗi toa dài khoảng 19m, rộng 2,8m, cao 3,8m.

Có khá đông người đi trên chuyến tàu chạy thử, đa số đến từ Bộ GTVT, đơn vị vận hành và một số đơn vị liên quan. Hầu hết người trên tàu đều cảm thấy an toàn, tàu chạy êm, ít rung rắc. Bên trong tàu, ngoài dãy hàng ghế ngồi ở hai bên còn có các thanh trụ và thanh treo để khách đứng có thể trụ vững. Hệ thống nhà ga được thiết kế nhiều tiện ích, gồm thanh cuốn, thang máy, bảng thông tin, hệ thống thông gió, hệ thống phòng cháy chữa cháy, camera giám sát an ninh...

Ông Vũ Hồng Phương, Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, sau khi chạy thử trong vòng 3-6 tháng, tùy vào kết quả chạy thử, Bộ GTVT sẽ quyết định thời điểm đưa tàu vào khai thác thương mại. Khi khai thác thương mại, cứ 10 phút sẽ có một chuyến tàu chạy.

Theo tìm hiểu của PLVN, đơn vị quản lý vận hành thương mại tới đây sẽ là Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), đơn vị trực thuộc UBND TP Hà Nội, có trụ sở tại đường Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng.

Đại diện đơn vị này cho biết, việc vận hành chạy thử toàn tuyến đường sắt này hiện do tổng thầu Trung Quốc chịu trách nhiệm thực hiện. Hanoi Metro đã cử người đi đào tạo, tới đây khi học xong sẽ tiếp nhận và từng bước vận hành thay thế người Trung Quốc.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông khởi công tháng 10/2019, tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD; trong đó vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD. Năm 2016, tổng mức đầu tư của dự án được điều chỉnh lên 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD.

Dự án có 12 ga, dài hơn 13km, trước đây dự kiến khai thác toàn tuyến vào năm 2016 nhưng theo dự kiến thì trước tết Âm lịch 2019 mới đưa vào khai thác thương mại.

Hình ảnh được ghi nhận về hành trình chạy thử tàu: 

Hai đoàn tàu chạy song song
Hai đoàn tàu chạy song song
Bên trong buồng lái tàu Cát Linh - Hà Đông. Tàu được điều khiển bằng hệ thống bán tự động, nhân viên sẽ tăng giảm tốc độ qua các nút bấm, cần gạt trong khoang lái
Bên trong buồng lái tàu Cát Linh - Hà Đông. Tàu được điều khiển bằng hệ thống bán tự động, nhân viên sẽ tăng giảm tốc độ qua các nút bấm, cần gạt trong khoang lái
Khoang hành khách tàu Cát Linh - Hà Đông, bên trong có các hàng ghế và thanh trụ, thanh treo giúp hành khách đứng vững
Khoang hành khách tàu Cát Linh - Hà Đông, bên trong có các hàng ghế và thanh trụ, thanh treo giúp hành khách đứng vững

Đọc thêm

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách
(PLVN) - Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo khoa học Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP Hà Nội tổ chức sáng 11/4. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.