“Cẩm nang chữa nói ngọng” - phát huy những nét đẹp của giọng nói vùng miền

Cuốn sách giúp người nói chưa chuẩn tiếng Việt, có thêm nhiều hướng dẫn thực hành và luyện tập sửa ngọng tại nhà. (ảnh P.V)
Cuốn sách giúp người nói chưa chuẩn tiếng Việt, có thêm nhiều hướng dẫn thực hành và luyện tập sửa ngọng tại nhà. (ảnh P.V)
0:00 / 0:00
0:00
Tối ngày 14/5/2024, chuyên gia ngôn ngữ Nguyễn Thị Thanh Mai ra mắt cuốn "Cẩm nang chữa nói ngọng" (NXB Thanh Niên) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Qua cuốn sách, chuyên gia ngôn ngữ cũng là MC của Đài Truyền hình Việt Nam này muốn giúp những người nói tiếng mẹ đẻ chưa chuẩn có thể áp dụng và chỉnh sửa điều đó.

Với hơn 13 năm tâm huyết nghiên cứu phương pháp sửa ngọng của CEO Vietskill – Th.S/ MC Thanh Mai, “Cẩm nang chữa nói ngong” ra đời giống như “kim chỉ nam” cho người nói chưa chuẩn tiếng Việt, có thêm nhiều hướng dẫn thực hành và luyện tập sửa ngọng tại nhà.

Đây cũng là tài liệu chính thống giúp cho quý phụ huynh, những người làm trong lĩnh vực đào tạo về điều trị giọng nói thêm hiểu về nguyên nhân, phương pháp và ví dụ thực hành sửa ngọng từ cơ bản đến chuyên sâu. Bên cạnh đó, cuốn sách còn là công cụ hỗ trợ cần thiết cho những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, phục hồi chức năng ngôn ngữ, giao tiếp, thuyết trình và tất cả những ai quan tâm đến việc cải thiện khả năng phát âm trong giao tiếp.

rong cuốn "Cẩm nang chữa nói ngọng", tác giả đề cập đến các lỗi thường gặp như: ngọng nguyên âm, ngọng phụ âm, ngọng dấu, nói lắp, thiếu chữ, sai tốc độ, sai ngữ điệu… (ảnh Bảo Châu).

rong cuốn "Cẩm nang chữa nói ngọng", tác giả đề cập đến các lỗi thường gặp như: ngọng nguyên âm, ngọng phụ âm, ngọng dấu, nói lắp, thiếu chữ, sai tốc độ, sai ngữ điệu… (ảnh Bảo Châu).

Bà Nguyễn Thị Thanh Mai cho biết đây là cuốn sách đúc kết kinh nghiệm 15 năm mình chữa tật nói ngọng cho nhiều người. Trong cuốn "Cẩm nang chữa nói ngọng", tác giả đề cập đến các lỗi thường gặp như: ngọng nguyên âm, ngọng phụ âm, ngọng dấu, nói lắp, thiếu chữ, sai tốc độ, sai ngữ điệu… Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra phương pháp tập luyện để có thể chữa nói ngọng, có giọng nói chuẩn, cách nói hay.

MC Thanh Mai chia sẻ: "Nói đúng, nói hay tiếng Việt - ngôn ngữ mẹ đẻ là điều ai cũng mong muốn. Tôi đã trăn trở gần 15 năm để cho ra mắt cuốn sách này. Tôi không nhớ nổi mình đã mất bao nhiêu giờ để luyện và dạy nói. Rất lâu thời gian tôi loay hoay, thậm chí bế tắc, cứ viết đi, sửa lại bản thảo không biết bao nhiêu lần.

Cuốn sách này không đơn thuần là tài liệu mang tính lý thuyết, mà có nhiều bài học hướng dẫn thực hành chi tiết và thú vị. Tôi tin rằng qua những trang sách này, độc giả sẽ tìm thấy nhiều kiến thức, sự động viên, và khám phá về cách sửa giọng nói hiệu quả. Cuốn sách này không đơn thuần là tài liệu mang tính lý thuyết, mà có nhiều bài học hướng dẫn thực hành chi tiết và thú vị. Tôi tin rằng qua những trang sách này, độc giả sẽ tìm thấy nhiều kiến thức, sự động viên, và khám phá về cách sửa giọng nói, chữa nói ngọng hiệu quả”. Theo MC Thanh Mai, trên 90% người nói ngọng có thể sửa được.

Cuốn sách thu hút nhiều giáo viên và phụ huynh quan tâm, tìm hiểu (ảnh P.V)

Cuốn sách thu hút nhiều giáo viên và phụ huynh quan tâm, tìm hiểu (ảnh P.V)

PGS-TS Nguyễn Hữu Hoành (Viện Ngôn ngữ học) đánh giá đây là một cuốn sách mang tính thực tiễn cao, có thể giúp người đọc chữa ngọng, cải thiện giọng nói. Các bài tập thực hành trong sách cũng cụ thể và dễ dàng áp dụng. Ông cũng cho rằng trải nghiệm chữa ngọng trong gần 15 năm của tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai không chỉ hữu ích cho trẻ em mà còn cho người lớn ở nhiều lứa tuổi.

“Nói ngọng, nói chưa đúng tiếng Việt, hoặc phát âm sai là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống. Việc áp dụng các phương pháp để cải thiện giọng nói sẽ giúp chúng ta khắc phục được những hạn chế của ngôn ngữ vùng miền (trong sự đối sánh với ngôn ngữ toàn dân) và phát huy tối đa những nét đẹp của giọng nói vùng miền để thuận lợi hơn trong công việc cũng như hiệu quả hơn trong giao tiếp”, PGS.TS Nguyễn Hữu Hoành nói.

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai sinh năm 1984, là một Chuyên gia chữa ngọng thực hành

Tác giả theo học Tiến sĩ Ngành Văn hóa học, là giảng viên tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương từ năm 2007 đến nay. Cô cũng là chuyên gia đào tạo kỹ năng mềm, diễn giả truyền cảm hứng, tác giả cuốn sách "Kỹ năng thuyết trình doanh nhân"; Chuyên gia đào tạo kỹ năng mềm Vietskill: Kỹ năng thuyết trình, Diễn thuyết trước đám đông, Văn hóa giao tiếp, Kỹ năng sống, Tâm lý con người, Lễ tân ngoại giao.

MC Đài truyền hình quốc gia từ năm 2003 tới nay với các chương trình: Qua những miền Văn hoá VTV3, Điện ảnh chiều thứ 7 VTV3, Tạp chí du lịch VTV2, Tư vấn tuyển sinh VTV2, Hộp thư truyền hình VTV1, Chào buổi tối VTC, Dòng chảy cuộc sống VTC14, Điện ảnh Biên phòng VTC1, Khoẻ để đẹp hơn VTVCab7…

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Đọc thêm

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

Thống Linh và tôi

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Thám tử

Ảnh minh họa - Nguồn: ST
(PLVN) - Gã thích đội mũ nỉ đen, mặc áo ba đờ xuy đen và đeo kính râm mỗi khi ra đường mà không cần biết đó là mùa đông hay mùa hạ.

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.

Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.

Ngắm 'năm cửa ô Hà Nội' qua 3D

Không gian “Hà Nội vùng đứng lên” trong triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. (Nguồn: BTC)
(PLVN) - Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.