Cam kết trị giá 130 nghìn tỷ đô la để "cai nghiện" nhiên liệu hóa thạch

Khói và hơi nước bốc lên từ nhà máy nhiệt điện than do Indonesia Power sở hữu, bên cạnh khu vực dành cho Dự án Nhà máy điện hơi đốt than Java 9 và 10 ở Suralaya, tỉnh Banten, Indonesia. Ảnh: Reuters (chụp ngày 11/7/2020)
Khói và hơi nước bốc lên từ nhà máy nhiệt điện than do Indonesia Power sở hữu, bên cạnh khu vực dành cho Dự án Nhà máy điện hơi đốt than Java 9 và 10 ở Suralaya, tỉnh Banten, Indonesia. Ảnh: Reuters (chụp ngày 11/7/2020)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các ngân hàng, công ty bảo hiểm và nhà đầu tư cam kết dành 130 nghìn tỷ đô la để chống biến đổi khí hậu dưới hình thức nỗ lực đưa đầu tư xanh lên một nền tảng vững chắc hơn.

Trong một diễn biến khác tại hội nghị khí hậu COP26, ít nhất 19 quốc gia dự kiến ​​sẽ cam kết vào thứ Năm chấm dứt tài chính công cho các dự án nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài vào cuối năm 2022, hai nguồn tin cho biết.

Trong một thông báo trước đó tại cuộc họp ở Scotland, các tổ chức tài chính chiếm khoảng 40% vốn trên thế giới đã cam kết thực hiện "chia sẻ công bằng" trong nỗ lực "cai nghiện" nhiên liệu hóa thạch trên thế giới.

Mục tiêu chính của các cuộc đàm phán COP26 là đảm bảo đủ lời hứa của quốc gia về việc cắt giảm khí thải nhà kính - chủ yếu là từ việc đốt than, dầu và khí đốt - để giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu chỉ tăng lên 1,50C.

Nhưng làm thế nào để đáp ứng những cam kết đó một cách chính xác, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, thì vẫn chưa tìm ra. Trên tất cả các giải pháp, mục tiêu này sẽ đòi hỏi rất nhiều tiền.

Đặc phái viên khí hậu của Liên hợp quốc Mark Carney, người đã thành lập Liên minh tài chính Glasgow cho Net Zero (GFANZ), đưa ra con số là 100 nghìn tỷ đô la trong ba thập kỷ tới và cho biết ngành tài chính phải tìm cách huy động tiền tư nhân để đạt được những gì các quốc gia không thể tự làm một mình.

Các nhà đầu tư chắc chắn sẽ hoan nghênh sự ra mắt của một cơ quan tiêu chuẩn toàn cầu để ngăn chặn các công ty đưa ra "một bức tranh đẹp" về các chính sách khí hậu và thực tiễn kinh doanh của họ trong một thị trường toàn cầu trị giá hàng tỷ đô la cho các quỹ nhắm mục tiêu về môi trường, xã hội và quản trị.

Sự nhiệt tình của khu vực tư nhân trong việc huy động đầu tư thân thiện với khí hậu cũng đòi hỏi sự đảm bảo rằng các chính phủ đang đặt ra các mục tiêu giảm phát thải đủ tham vọng để đạt được mục tiêu 1,50C - điều không có nghĩa là chắc chắn sẽ xảy ra vào cuối COP26 vào ngày 12/11.

Đặc phái viên khí hậu Hoa Kỳ John Kerry nói với một cuộc họp của các lãnh đạo thế giới rằng những cam kết được đưa ra cho đến nay chỉ cho thế giới 60% cơ hội giới hạn sự ấm lên ở 1,50C.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.