Cam go đường đua vào "ghế" Tổng thống Mỹ

Cuộc chạy đua vào ghế tổng thống Mỹ từ năm 2012 đã được khởi động ở phe Cộng hòa và đang “nóng” trên chính trường Mỹ. Thủ tục bầu cử ở Mỹ được đánh giá là rất phức tạp, theo đó cử tri ở từng bang có quyền chọn ra ứng cử viên của họ để tham gia cuộc tranh tài vào tháng 11 tới. Người nào có tham vọng trở thành ông chủ Nhà Trắng, không chỉ cần có tài mà phải có tiền.

Cuộc chạy đua vào ghế tổng thống Mỹ từ năm 2012 đã được khởi động ở phe Cộng hòa và đang “nóng” trên chính trường Mỹ. Thủ tục bầu cử ở Mỹ được đánh giá là rất phức tạp, theo đó cử tri ở từng bang có quyền chọn ra ứng cử viên của họ để tham gia cuộc tranh tài vào tháng 11 tới. Người nào có tham vọng trở thành ông chủ Nhà Trắng, không chỉ cần có tài mà phải có tiền.

Ứng viên vòng bầu cử sơ bộ

Họ cho phép chỉ định số đại biểu trong mỗi bang đến tham dự đại hội quốc gia đảng quốc gia và lựa chọn ra ứng cử viên của đảng chạy đua vào Nhà Trắng. Tại một số bang, ứng cử viên Cộng hòa dẫn đầu trong cuộc bầu cử sơ bộ thu được lá phiếu của tất cả các đại biểu. Nhưng một số bang khác lại phân chia đại biểu theo tỷ lệ.

sgdfgjkm
Từ trái sang: Các ứng cử viên của đảng Cộng hòa Rick Perry, Ron Paul và Mitt Romney. Ảnh: AFP

Đại hội của đảng Cộng hòa năm 2012 sẽ diễn ra tại Tampa, Florida từ ngày 27 đến ngày 30/8. Để giành được chiến thắng, ứng cử viên phải thu được đa số phiếu, tức là ít nhất 1142 số phiếu của các đại biểu có mặt. Bình thường thì chỉ một vòng duy nhất là đủ.

Theo quy định, có hai loại đại biểu: “Đại biểu cam kết” bỏ phiếu cho ứng cử viên mà họ đại diện tại đại hội và “đại biểu không cam kết” thì được tự do bỏ phiếu cho ứng cử viên mà họ lựa chọn. Số đại biểu của một bang tham dự tại hội nghị phản ánh dân số của bang đó, chẳng hạn như Samoa có 9 đại biểu, còn California có 172 đại biểu. Các đại biểu thường là các quan chức chính trị địa phương, những nhà hoạt động của đảng Cộng hòa hoặc những người ủng hộ các ứng cử viên đang chạy đua.

Họp kín khác gì bỏ phiếu sơ bộ?

Các ứng cử viên có thể lựa chọn tham vấn các cử tri thông qua một cuộc họp kín (gọi là caucus) hoặc qua một cuộc bỏ phiếu sơ bộ. “Caucus” là một từ cổ của người Anh-điêng, có nghĩa là “cuộc họp của những người đứng đầu các bộ lạc”.

fhyfdg
Mitt Romney – người đang tạm dẫn trước trong số các ứng viên Cộng hòa và đang hy vọng trở thành đối thủ của Barack Obama. Ảnh: CNN

Tại “caucus”, các cử tri tập hợp lại vào buổi tối thành các nhóm nhỏ trong các khu dân cư, trường học hoặc tại nhà của thành viên nào đó để tranh luận về những thách thức và về các ứng cử viên. Sau đó, các cử tri ủng hộ một trong những nhân vật “ngấp nghé” đủ tiêu chuẩn ra tranh tài, có thể bằng cách giơ tay biểu quyết hoặc bằng cách bỏ phiếu. Rồi các đại biểu lựa chọn ra người đại diện đi tham dự đại hội. Năm nay, 14 bang của nước Mỹ tổ chức các cuộc họp kín như vậy.

Trong khi đó, bầu cử sơ bộ là cuộc bầu cử truyền thống bằng phiếu kín, diễn ra trong một ngày cho phép cử tri bỏ phiếu ủng hộ một trong các ứng viên tiềm năng. Năm nay, 7 quan chức chính trị của đảng Cộng hòa ra tranh tài gồm Mitt Romney, Michelle Bachmann, Rick Perry, Rick Santorum, Jon Huntsman, Ron Paul và Newt Gingrich.  

Ai có thể bỏ phiếu tại cuộc bầu cử sơ bộ?

Có 4 loại bầu cử sơ bộ. Trong các cuộc bầu cử sơ bộ đóng của đảng Cộng hòa, chỉ có các cử tri đã đăng ký là người Cộng hòa mới có thể tham gia. Các cuộc bầu cử sơ bộ nửa đóng cho phép các cử tri không phải là thành viên đảng Cộng hòa tham gia.

Tại các cuộc bầu cử sơ bộ “mở”, một cử tri đăng ký là người Dân chủ có thể bỏ phiếu cho các đại biểu Cộng hòa. Còn tại các cuộc bầu cử nửa mở, một người có cảm tình Dân chủ có thể tham gia vào cuộc bỏ phiếu của đảng Cộng hòa nhưng sẽ không thể tham gia vào cuộc bỏ phiếu sơ bộ của đảng Dân chủ nữa.

Ai quyết định lịch trình bầu cử sơ bộ?

Đây là một chủ đề tranh luận triền miên giữa địa phương và trung ương. Mong muốn của các đảng là tổ chức cuộc bầu cử sơ bộ sớm nhất có thể để có được tối đa ảnh hưởng tới các cuộc bỏ phiếu tại các bang khác và nhận được sự quan tâm rộng rãi của các phương tiện thông tin đại chúng. Từ năm 1972 đến năm 1992, các cuộc bầu cử sơ bộ thường bắt đầu vào cuối tháng 1. Nhưng bây giờ, loạt sự kiện này được tổ chức từ đầu tháng 1.

Đảng Cộng hòa đã kéo dài thời gian của các cuộc bầu cử sơ bộ năm 2012. Họ bắt đầu vào ngày 3/1 tại Iowa và sẽ kết thúc vào ngày 26/6 tại Utah. Theo truyền thống, tiếp theo Iowa là New Hampshire (ngày 10/1).

Quy chế của đảng Cộng hòa cho phép hai bang khác là Nevada và Nam Carolina tổ chức các cuộc tham vấn trước bắt đầu từ ngày 1/2. Năm nay, Đảng Cộng hòa dự kiến sẽ phạt các bang như Florida (99 đại biểu) và Arizona (58 đại biểu) – những bang tổ chức cuộc bỏ phiếu trước tháng 3 và rút một nửa số đại biểu của họ.

Đảng Dân chủ đã sẵn sàng?

Barack Obama sẽ tái tham gia tranh cử và không có bất kỳ người cạnh tranh nào tầm cỡ quốc gia trong cùng đảng. Vì vậy các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ cũng sẽ không gặp thách thức nào trong năm 2012.

dfgdfh
Ông Barack Obama không có đối thủ tầm cỡ trong cùng đảng. Ảnh: CNN

Các cuộc bầu cử sơ bộ sẽ giúp chỉ định các đại biểu tham dự đại hội đảng này từ ngày 3-6/9 tới tại Charlotte, Bắc Carolina. Tuy nhiên, tại một số bang, đặc biệt là tại New Hampshire, một vài nhân vật không nổi tiếng đã quyết định tham gia tranh tài một cách hình thức với ông chủ hiện tại của Nhà Trắng.  

Chặng cuối

Sau đại hội đảng, ứng viên duy nhất của đảng Cộng hòa và Dân chủ mới bắt đầu trực tiếp đối đầu trong cuộc chạy đua. Họ sẽ chi những khoản tiền khổng lồ cho hoạt động quảng bá và cho một loạt các cuộc vận động ở các bang. Thời điểm này, một trong những hoạt động gây chú ý nhiều nhất là các cuộc tranh luận trên truyền hình giữa các ứng viên.

Các ứng viên độc lập không thuộc đảng Cộng hòa hoặc Dân chủ cũng có thể tiến hành tranh luận trên truyền hình nhưng không bắt buộc. Trong những tuần cuối cùng của chiến dịch vận động, các ứng viên sẽ tập trung vào các “bang giờ chót”, tức các bang mà tại đó người ta vẫn không biết được ứng viên nào sẽ nhận được sự ủng hộ cho tới khi bầu cử diễn ra.

Quang Minh

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024
(PLVN) - Tháng 11/2024 chứng kiến ​​hàng loạt sự kiện kỳ ​​lạ trên khắp thế giới, từ việc làm đại gia chi tiền tỷ lệ ăn quả chuối trong tác phẩm nghệ thuật, người phụ nữ cao nhất gặp gỡ người phụ nữ thấp nhất, đến câu chuyện " hồi sinh" khó tin trên giàn thiêu và gia đình 9 con vẫn muốn sinh thêm để đủ 12 con giáp.