Cảm động cậu bé “mồ côi” chăm bà bạo bệnh từ năm lên 6 tuổi

Nhiều năm nay, Hiếu vừa tự chăm sóc mình vừa chăm bà liệt giường.
Nhiều năm nay, Hiếu vừa tự chăm sóc mình vừa chăm bà liệt giường.
(PLVN) - Sinh ra không biết mặt bố, lên 6 tuổi thì mẹ bỏ đi biệt tích, từ đó Hiếu phải bám bíu vào bà ngoại. Ngặt nỗi bà ngoại lại mắc bạo bệnh, nằm một chỗ thành ra nhiều năm nay cậu bé “mồ côi” phải đảm nhận việc cơm nước, thuốc men cho bà. Nhà nghèo, thiếu vắng tình thương nhưng Hiếu luôn chăm ngoan, học giỏi. Em có một ước mơ khiến nhiều người nhói lòng, thương cảm.

Chăm bà liệt giường từ khi 6 tuổi

Căn nhà nhỏ ở xóm Hợp Thành, xã Nam Thành, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) nhiều năm nay là nơi tá túc của cậu bé Nguyễn Trung Hiếu (13 tuổi) cùng bà ngoại đau yếu tên là Nguyễn Thị Nhu (63 tuổi). Hoàn cảnh khó khăn, éo le nhưng lòng hiếu thảo của cậu bé nghèo khiến nhiều người nể phục. 

Theo lời kể của người thân, do hoàn cảnh khó khăn nên cuộc sống của gia đình bà Nhu rất vất vả. Do đó, người thân sống ở miền nam từng có thời gian đưa con gái bà Nhu tên là Vũ Thị Minh (SN 1983) vào miền Nam kiếm sống. Năm 2006, chị Minh làm việc cho một công ty.

Nhưng, không lâu sau thì cô gái này mất tích, người thân không liên lạc được. “Một năm sau, Minh ôm đứa con đỏ hỏn về gặp tôi. Thương hai mẹ con nên tôi đã dang rộng cánh tay ra cưu mang, chăm sóc. Đứa con của Minh được tôi đặt tên là Nguyễn Trung Hiếu, với ước nguyện sau này cháu sẽ sống có đức, có hiếu”, bà Nguyễn Thị Kiều (em gái bà Nhu) kể chuyện.

Năm Hiếu lên 4 tuổi, chị Minh xin bà Kiều đưa con về quê để vừa chăm mẹ bệnh tật vừa cho đứa con đi học ổn định. Tại quê nhà, chị Minh được anh em xóm giềng chung tay dựng cho căn nhà cấp 4. Ngày ngày chị ra chợ buôn bán kiếm đồng tiền nuôi mẹ chăm con.

Ngoài đi học, Hiếu phải quán xuyến việc nhà và chăm nuôi bà.
Ngoài đi học, Hiếu phải quán xuyến việc nhà và chăm nuôi bà.  

Có khi chị xin đi đóng gạch thuê ở ngoài xã kiếm thêm đồng bạc cải thiện bữa ăn cho gia đình. Cuộc sống của gia đình nhỏ tuy còn nhiều khó khăn nhưng bình yên. Nhưng rồi, mái ấm của gia đình Hiếu không kéo dài được bao lâu khi người mẹ mất tích một cách khó hiểu. 

Đó là năm 2012, lúc đó Hiếu tròn 6 tuổi, nghe theo lời mời chào của một số người, chị Minh xuống TP Vinh (Nghệ An) làm việc. Nhưng rồi, người phụ nữ này biệt tích từ đó. Nhắc đến chuyện này, Hiếu nói: “Lúc đó mẹ bảo xuống Vinh làm để kiếm thêm tiền nuôi em đi học. Mẹ còn hứa cứ cuối tuần sẽ về mang quà cho em. Vậy mà đã hơn 8 năm rồi mẹ chưa một lần về thăm em. Giờ em cũng chẳng biết mẹ ở đâu cả”.

Không biết mặt cha, nay mẹ đẻ cũng biệt tích khiến Hiếu phải bấu bíu bà ngoại. Ngặt nỗi, bà ngoại của cậu bé này lại bị bệnh phong kinh giản, chân tay co quắp, dính vào nhau nên hầu như không làm được gì. Vậy là từ khi mẹ bỏ đi, Hiếu trở thành trụ cột trong gia đình, vừa tự chăm sóc cho bản thân vừa chăm lo bà. Nói về việc này, bà Kiều xót xa: “Chị tôi nằm bất động không thể tự lo cho bản thân nhiều năm nay. Khi ngồi dậy được muốn nằm lại cũng khó vì rất đau. Nhà chỉ có hai bà cháu nên mọi việc đều do Hiếu làm cả. Thương cháu lắm nhưng giờ hoàn cảnh như vậy, tôi thì ở xa không thường xuyên về được”.

Cậu bé mồ côi cho biết sẽ học giỏi để có điều kiện chăm sóc, chữa bệnh cho bà
Cậu bé mồ côi cho biết sẽ học giỏi để có điều kiện chăm sóc, chữa bệnh cho bà 

Nghe người lớn nói chuyện, cậu bé hôn nhiên góp chuyện: “Lúc mới chăm bà em còn bỡ ngỡ lắm. Nhưng giờ em lo được hết. Từ tắm rửa, cho bà đi vệ sinh đến cho bà ăn uống. Ngày nào em cũng lau người vệ sinh cho bà. Có những lúc em còn đỡ bà dậy đi cho khuây khỏa”. 

Vậy là nhiều năm nay, cứ mỗi khi đi học về Hiếu lại chạy vào giường để đỡ bà dậy, thay bô nước tiểu, lau giường, dọn dẹp cửa. Chưa hết, Hiếu còn chu toàn việc cơm nước cho bà. Cứ 4h sáng, cậu bé ấy lại dậy thổi cơm, có khi pha nửa gói mì tôm cho bà ăn. Lo cơm nước cho bà xong, còn ít thời gian Hiếu ngồi học bài. Trước khi đến trường em cẩn thận vào ngồi nói chuyện với bà xem bà có cần gì nữa không rồi mới yên tâm đi học.

Nhói lòng trước ước mơ của cậu bé nghèo

Người dân nơi đây hầu như ai cũng biết đến hoàn cảnh éo le của Hiếu và bà Nhu. Cũng vì vậy mà một người hàng xóm khi biết chúng tôi tìm đến nhà đã chủ động nhờ gửi giúp 20.000 đồng “cho cháu Hiếu tiền mua bút, mua quyển sách đầu năm học mới”. 

Bà con lối xóm luôn hết lời khen ngợi đứa trẻ ít tuổi nhưng hiếu thảo, lễ phép. “Tôi chưa thấy ai ngoan, có hiếu như cháu Hiếu. Đi học về là cháu vào nhà cất cặp, chăm bà ngay. Bởi cháu biết, bà nằm một chỗ suốt thời gian nó đi học là bức bí lắm. Lo cho bà xong, cháu lại vội đi nấu cơm, thức ăn để bón cho bà. Với bao đứa trẻ khác bằng tuổi Hiếu chỉ biết chơi đùa cùng bạn bè còn mọi việc khác đã có bố mẹ, người lớn lo thì Hiếu đã biết suy nghĩ, lo lắng cho bà. Nhiều người lớn tuổi có khi không được như Hiếu”, người hàng xóm chia sẻ.

Trong căn nhà cũ, bên chiếc bàn mới được mua tặng, Hiếu khoe, cháu mới được bà Kiều mua cho chiếc bàn học mới. Vậy là từ nay cháu không phải ngồi học trên chiếc rương cũ nữa rồi. Cậu bé vừa nói vừa nhìn chiếc bàn mới tinh với ánh mắt tự hào, thích thú.

Dù “mồ côi” bố mẹ, bà đau yếu, lại phải làm mọi việc nhà do hoàn cảnh khó khăn nhưng Hiếu học khá giỏi. Mỗi sáng Hiếu chỉ ăn nửa bát mì tôm, trưa về chỉ có cục cơm nguội tối hôm qua còn cất lại. Cơm nóng thì nhường cho bà. Thức ăn thì thất thường, khi thì cá khô, khi con tép kho, quả trứng luộc. Phần lớn, hai bà cháu chỉ ăn cơm với rau. Khi nào bà con lối xóm cho ít tiền thì Hiếu chạy đi mua quả trứng luộc cho bà ăn.

“Có câu chuyện nó kể khiến tôi rơi nước mắt. Cháu bảo thích đến Tết lắm. Cháu thích Tết vì không phải gia đình được sum vầy. Bởi nhiều năm nay, Tết nào cũng chỉ có hai bà cháu lủi thủi trong căn nhà cũ. Cháu thích Tết vì được bà con lối xóm mừng tuổi. Số tiền này cháu tích góp để đóng học phí, lo sách vở phục vụ học tập. Năm nào nhiều cũng được từ 300-400.000 đồng. Nhìn cháu hồn nhiên khoe tiền mừng tuổi mà chúng tôi thấy thương em vô cùng”, người hàng xóm ngậm ngùi kể lại mong ước của Hiếu.

Khi được hỏi về mong uước của mình, cậu bé “mồ côi” bộc bạch: “Em chỉ mong có sức khỏe để vừa chăm sóc bà, vừa được đến trường học tập như các bạn. Em sẽ cố gắng học giỏi để kiếm tiền nuôi bà. Chỉ mong sao bà luôn khỏe mạnh để mỗi ngày đi học về cháu được nhìn thấy bà...”.

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.