Cấm bán bia rượu cho người dưới 18 tuổi: Nếu làm chặt đã không xảy ra những chuyện đau lòng

Cấm bán bia rượu cho người dưới 18 tuổi: Nếu làm chặt đã không xảy ra những chuyện đau lòng
(PLVN) - Sự việc một nữ sinh ở Quảng Trị nghi các nam sinh là bạn cùng lớp xâm hại tập thể đang thực sự rúng động dư luận. Bên cạnh việc lo ngại đạo đức xã hội, đạo đức người trẻ đã có dấu hiệu xuống cấp đến mức báo động, thì còn có nỗi lo về tình trạng người dưới 18 tuổi sử dụng rượu bia, chất kích thích. 

Tại cơ quan công an, bước đầu những nam sinh đã khai nhận có chủ ý hãm hại nữ sinh từ đầu bữa tiệc sinh nhật và đã chuốc rượu cho nữ sinh uống say, mất khả năng chống cự rồi thực hiện hành vi xâm hại.

Thử đặt một câu hỏi rằng, nếu như chúng ta kiểm soát chặt việc bán bia rượu cho người dưới 18 tuổi, kiểm soát việc trẻ vị thành niên không được phép uống bia rượu, không được phép đặt chân đến các quán nhậu bán bia rượu thì liệu câu chuyện đau lòng kia có xảy ra hay không?

Nữ sinh kia liệu có bị chuốc rượu đến say mèm để mất khả năng chống cự hay không? Những nam sinh kia liệu có bị men rượu đưa lối, cùng với tâm lý tuổi mới lớn khát khao khám phá bản thân, giới tính mà nảy sinh tà dâm hay không? 

Ở Việt Nam, việc một đứa trẻ đi ra cửa hàng hay siêu thị để mua rượu, bia là thường thấy với lý do đi mua hộ người lớn. Nhân viên cửa hàng không bao giờ thắc mắc và từ chối bán cả. Từ chỗ đi mua hộ và chứng kiến bố, anh, chú bác xung quanh mình uống ào ào, trẻ con cũng rất nhanh chóng tự cho mình cái quyền được thưởng thức bia rượu.

Không khó để thấy những đứa trẻ còn mặc nguyên đồng phục học sinh tụ tập nâng ly tại các quán cóc, quán bia, nhà hàng… Nhiều người bán hàng cho biết, khách hàng mua rượu đủ mọi lứa tuổi và họ chưa bao giờ quan tâm đến tuổi của người mua rượu, mà chỉ quan tâm xem mua rượu gì và mua bao nhiêu. 

Về vấn đề cấm bán đồ uống có cồn cho người dưới 18 tuổi, pháp luật Việt Nam đã có hệ thống văn bản tương đối đầy đủ từ trước đến nay. Đó là Nghị định 40/2008/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu đã có quy định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi; Nghị định 73/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội đã qui định phạt tiền từ 200.000 -  500.000 đồng đối với một trong những hành vi: xúi giục, cưỡng ép, tạo điều kiện cho trẻ em dưới 16 tuổi uống rượu, bia; chủ khách sạn, nhà hàng, quán ăn bán các loại rượu, nước uống hoặc các chất kích thích khác có nồng độ cồn từ 14 độ trở lên cho người chưa thành niên; bán rượu, bia cho trẻ em dưới 16 tuổi; Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh rượu, và các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn việc tiếp cận và sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác của người dưới 18 tuổi… 

Tuy nhiên, cảnh trẻ con uống bia rượu vẫn tái diễn, phải chăng vì những qui định này sau một thời gian được báo chí tuyên truyền thì rơi dần vào quên lãng, không ai thực thi và các cơ quan có trách nhiệm dường như cũng “quên” hướng dẫn và giám sát thực hiện. Từ khi có qui định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi đến nay chưa có trường hợp nào bị phạt nên chẳng ai sợ cả. 

Được biết, cùng với việc rung hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của đồ uống có cồn đối với lớp trẻ, Hội Y khoa Mỹ cũng kêu gọi ngành truyền hình nước này ngừng chiếu các quảng cáo liên quan tới bia rượu trước 10 giờ tối, hoặc trong các chương trình có từ 15% khán giả trẻ tuổi trở lên. Nhiều nước trên thế giới cũng cấm các tiệm ăn uống, các cửa hàng, siêu thị bán bia, rượu cho người dưới 18 tuổi. 

Ở Việt Nam, công bằng mà nói không phải chủ quán nào cũng phớt lờ chuyện cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi nhưng vì Nhà nước thiếu quy định để giúp người bán hàng nhận diện như qui định những người đủ 18 tuổi phải luôn đem theo chứng minh nhân dân khi muốn mua rượu, cũng như cho phép chủ quán được kiểm tra chứng minh thư của khách… đã làm khó cho chủ quán. 

Có thể nói, với hệ thống văn bản pháp luật của mình về vấn đề cấm bán đồ uống có cồn cho người dưới 18 tuổi, Việt Nam cũng không hề là quốc gia thờ ơ với vấn nạn này. Nhưng vì thiếu những hướng dẫn cụ thể, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát thi hành mà luật có cũng như không mà thôi. 

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?