Cải thiện môi trường kinh doanh tạo sự công bằng cho doanh nghiệp

Cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: VnEconomy)
Cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: VnEconomy)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế, thời gian qua, môi trường kinh doanh đã có cải thiện, tuy nhiên, trên thực tế có thể cải thiện tốt hơn nếu thực sự mong muốn vì lợi ích của doanh nghiệp cũng như xã hội…

Cơ quan quản lý cần có tư tưởng hỗ trợ hơn

Ông Hoàng Đình Kiên - Tổng Giám đốc Công ty CP Tiếp vận Hoà Phát (TVHP) cho biết, từ góc độ một đơn vị logistics, TVHP nhận thấy môi trường kinh doanh đã cải thiện rất nhiều trong những năm qua và là một trong nhiều đơn vị được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách dành cho khối doanh nghiệp (DN) tư nhân, từ đó đã mạnh dạn đầu tư vào kho bãi tại các địa phương, phục vụ khu công nghiệp và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đồng thời, đầu tư mở rộng đội xe, hiện đã gần 400 xe, tăng trưởng đầu tư tài sản lên đến khoảng 15 lần và doanh thu cũng tăng trưởng tương ứng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều DN vẫn gặp khó khăn, thậm chí rất nhiều khi “gặp vướng” khi làm việc với các cơ quan nhà nước. Ví dụ, một khách hàng của TVHP đầu tư dự án ở một tỉnh, vốn đầu tư tăng từ 3 triệu đô la lên 8 triệu đô la, nhưng phải mất gần 3 tháng mới hoàn tất thủ tục trong khi theo quy định chỉ cần 15 ngày.

“Chúng tôi làm đúng luật, nhưng sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa được như mong đợi. Do đó, chúng tôi kỳ vọng cơ quan quản lý cần có tư tưởng hỗ trợ DN hơn nữa. Chúng tôi không yêu cầu gì vượt quá giới hạn, chỉ cần hướng dẫn cặn kẽ và nhiệt tình để DN có thể thực hiện ngay. Nếu cần, tổ chức cuộc họp và giải quyết vấn đề kịp thời” - ông Kiên nói.

Luật sư Lê Anh Văn - Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cũng cho rằng, cơ quan nhà nước cần đẩy nhanh cải cách các quy định pháp lý chồng chéo, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho DN trong quá trình chuyển đổi số. Cùng với đó, các tổ chức đại diện DN cần được trao quyền và phát huy vai trò nhiều hơn trong việc tiếp nhận và thực hiện các dịch vụ công mà Nhà nước có thể chuyển giao.

“Điều này sẽ giúp giảm tải cho bộ máy công quyền, đồng thời hỗ trợ DN tốt hơn trong hoạt động kinh doanh. Nếu thực hiện được những giải pháp này, môi trường kinh doanh sẽ trở nên thuận lợi hơn, giúp DN vượt qua khó khăn và phát triển bền vững” - Luật sư Lê Anh Văn khẳng định.

Ông Văn còn cho rằng, DN gặp khó khăn trong việc lựa chọn giữa “tính hợp pháp và hợp lý”. Bởi việc sửa đổi luật và nghị định có thể kéo dài và tốn kém, làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư. Trong nhiều trường hợp, DN buộc phải ưu tiên tính hợp lý để giải quyết các vấn đề ngắn hạn, nhưng điều này không hoàn toàn phù hợp với khung pháp lý hiện hành.

Cải cách thể chế là yếu tố quyết định tạo ra đột phá

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định, cải cách thể chế là yếu tố quyết định tạo ra đột phá. Cải cách thể chế không chỉ là việc hoàn thiện các quy định hiện hành mà còn phải xây dựng mới những quy định phù hợp. Thể chế có nhiều khía cạnh để phân tích, nhưng ông Thành đề cập đến 3 khía cạnh, gồm "luật chơi", "người chơi" và "cách chơi".

Trong đó, "luật chơi", tức là các quy định pháp luật, cần được hoàn thiện và đổi mới để đáp ứng thực tế. "Người chơi" và "cách chơi", tức là các phương pháp thực hiện và sự hiện thực hóa các giá trị hợp lý, cần được cải thiện để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và đất nước. Do đó, cần có một môi trường thử nghiệm cho các công chức, giúp họ làm việc hiệu quả mà không bị ràng buộc bởi lợi ích cá nhân và các quy trình hành chính phức tạp.

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, có mấy điểm cần cải thiện. Trong đó, cần nhắc đến đầu tiên là sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Bởi hiện đang xảy ra hiện tượng, cùng một thủ tục mà ở nơi này chậm hơn nơi khác, điều này đã tạo ra sự không công bằng giữa các doanh nghiệp. Hoặc cùng một thủ tục nhập khẩu, nhưng ở cảng này giải phóng hàng nhanh hơn, cảng kia chậm hơn thì sẽ có những doanh nghiệp có thể bị thiệt hại khi hàng được chuyển ra bán trước sẽ có lợi thế hơn các chuyến hàng sau.

Đáng chú ý, ông Hiếu cho rằng, trong quá trình thực thi, cơ quan nhà nước có thể không sai về luật; Cụ thể, quy định có thể cấp trong vòng 5 - 10 ngày nhưng đối với doanh nghiệp cấp sớm 1 - 3 ngày có thể là cơ hội kinh doanh và ngược lại, cấp muộn 1 - 3 ngày có thể là thiệt hại.

“Rõ ràng câu chuyện này có thể cải thiện được. Tôi nhìn thấy có nhiều thứ có thể cải thiện được nếu làm hết sức, luôn vì lợi ích của doanh nghiệp. Từ góc độ của doanh nghiệp rất mong thực thi chính sách phải tốt hơn chứ không chỉ đơn thuần là đúng luật. Trong kinh nghiệm quốc tế có câu "vượt lên trên sự tuân thủ" - tức là luật thì quy định thế này rồi nhưng người ta luôn mong muốn các đối tượng thực hiện tốt hơn ngay cả khi luật không yêu cầu” - ông Hiếu nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Phát động 2 giải thưởng về sử dụng năng lượng hiệu quả

Phát động 2 giải thưởng về sử dụng năng lượng hiệu quả

(PLVN) -  Ngày 25/9, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam tổ chức phát động “Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong Công nghiệp - Công trình xây dựng năm 2024” và “Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Đọc thêm

Chung tay kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Ngày 24/9, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo hướng dẫn, định hướng kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong cả nước phát triển thị trường thông qua thương mại điện tử (TMĐT) cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD - Dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD - Dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch
(PLVN) -  Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ Honeywell (Hoa Kỳ) vừa trao Thỏa thuận hợp tác trị giá 1,1 tỷ Đô la Mỹ về cung cấp các thiết bị điện tử và dịch vụ kỹ thuật hàng không cho đội tàu bay hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu của hãng. Sự kiện diễn ra trang trọng trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân chuyến thăm và công tác tại Hoa Kỳ.

Khuyến nông Hà Nội: Bứt phá sau 9 tháng, tạo đà phát triển nông nghiệp bền vững

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kiểm tra mô hình Khuyến nông trồng trọt sau cơn bão số 3 tại huyện Phúc Thọ.
(PLVN) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã ghi dấu với nhiều thành tựu quan trọng trong việc phát triển các mô hình nông nghiệp bền vững. Từ việc ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đến liên kết tiêu thụ sản phẩm, các mô hình trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nông nghiệp thủ đô.

Đề xuất áp chế tài trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả

Đề nghị điều chỉnh mức sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. (Ảnh minh họa: TCCT).
(PLVN) - Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (gọi tắt là dự thảo). Theo đó, dự thảo sửa đổi quy định về kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; bổ sung bắt buộc tiêu chí sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả (NLTK&HQ) với dự án đầu tư từ vốn nhà nước...

Thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản trên biển

Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến 2030 diện tích nuôi trồng thủy sản ven biển hơn 2.500 lồng nuôi. (Ảnh: Trọng Tùng)
(PLVN) - Có hơn 130km đường bờ biển cùng nhiều cửa sông, luồng lạch, tỉnh Quảng Ngãi có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo thuộc TP Quảng Ngãi, TX Đức Phổ, huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Lý Sơn; nuôi cá bớp, cá mú, cá chim, cá bè, hàu, tôm…

Lãi suất và quản trị

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ngày 21/9/2024, Thường trực Chính phủ đã làm việc với các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần với tinh thần tìm giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển đề xuất cơ chế cho doanh nghiệp mạnh thực hiện dự án đòi hỏi công nghệ cao

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển đề xuất cơ chế cho doanh nghiệp mạnh thực hiện dự án đòi hỏi công nghệ cao
(PLVN) - Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Tập đoàn T&T chia sẻ về nhiều dự án lớn của đơn vị và đề xuất cơ chế triển khai các dự án lớn, đòi hỏi công nghệ cao.

Hà Nội: Thu hút vốn FDI tăng 71% so với cùng kỳ

Tính chung 8 tháng năm 2024, toàn TP thu hút 1,4 tỷ USD vốn FDI, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2023. Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Tính chung 8 tháng năm 2024, toàn TP thu hút 1,4 tỷ USD vốn FDI, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đăng ký cấp mới 172 dự án với số vốn đạt 1,1 tỷ USD; 120 lượt tăng vốn đầu tư với 155 triệu USD; 154 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 177,7 triệu USD.

'Các ngân hàng đã cam kết hỗ trợ là phải thực hiện'

Hội nghị được tổ chức vào chiều ngày 20/9
(PLVN) - Đó là chỉ đạo của Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú tại Hội nghị triển khai giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng hỗ trợ khách hàng sau cơn bão số 3, được tổ chức ngày 20/9/2024.

VDF-2024: Thể chế phải đi trước!

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng phát biểu khai mạc sự kiện.
(PLVN) - Với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân sách là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả. Trong đó thể chế phải đi đầu…

'Toán khó' EVN phải 'giải' khi điều chỉnh đầu tư nhiệt điện hơn 50 ngàn tỷ

Huy động vốn cho dự án điện khí này được dự báo sẽ mất rất nhiều thời gian.
(PLVN) - “Việc chuyển đổi Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II từ nhiên liệu than sang khí LNG để hạn chế phát thải các chất độc hại ra môi trường là điều cần thiết, phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam. Nhưng đây là dự án cần huy động nguồn vốn đầu tư rất lớn trong bối cảnh EVN đang đối mặt với những khó khăn về tài chính”, Phó Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh trao đổi với PLVN.