Cai nghiện ma túy tại cộng đồng còn nhiều thách thức

Tư vấn điều trị cai nghiện bằng Methadone (Ảnh minh họa từ internet)
Tư vấn điều trị cai nghiện bằng Methadone (Ảnh minh họa từ internet)
(PLO) - Thời gian qua, công tác phòng, chống kiểm soát ma túy đã mang lại nhiều kết quả nhất định, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, nâng cao sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, tình hình về tội phạm ma túy và nghiện ma túy vẫn diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng, tính chất và mức độ ngày càng khó kiểm soát. 

Có tới 60 – 70% người nghiện dùng ma túy tổng hợp 

Đánh giá về công tác cai nghiện 6 tháng đầu năm, tại hội thảo “Tư vấn, điều trị cai nghiện ma túy trong tình hình mới”, được tổ chức vào cuối tuần qua, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Nguyễn Xuân Lập cho biết: “Thực hiện chuyển đổi các cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ, các địa phương đã sắp xếp, quy hoạch, chuyển đổi cơ sở cai nghiện bắt buộc thành cơ sở điều trị tự nguyện, cơ sở đa chức năng. Kết quả, năm 2014 (khi chưa có Nghị quyết 98/NQ-CP) cả nước có tổng số 145 cơ sở cai nghiện ma túy (trong đó 123 cơ sở công lập và 22 cơ sở dân lập). Đến tháng 6 năm 2018, cả nước còn 120 cơ sở cai nghiện (trong đó 105 cơ sở cai nghiện công lập và 15 cơ sở cai nghiện dân lập), giảm 25 cơ sở (trong đó18 cơ sở công lập chuyển đổi sang thực hiện chức năng khác, 7 cơ sở cai nghiện dân lập ngừng hoạt động). Trong 6 tháng tổng số người được tiếp nhận, tư vấn, điều trị, cai nghiện tại các cơ sở là 6.438 học viên”.

Tuy nhiên, theo ông Lập, vấn đề đáng lo nhất hiện nay là việc gia tăng đột biến số lượng người nghiện ma túy tổng hợp, đặc biệt tại các tỉnh trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh số người sử dụng ma túy đá lên đến 85%. Có những người nằm trong chương trình Methadone rồi nhưng cũng vẫn sử dụng ma túy tổng hợp, gây loạn thần, ảo thanh, ảo giác, tự kỷ, không kiểm soát được hành vi của mình, gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội. 

Theo báo cáo của Bộ công an, cả nước có 222.582 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó trên 67,5% người đang sinh sống ngoài xã hội; 13,5% người trong cơ sở cai nghiện bắt buộc, 19% người đang trong trại tạm giam, tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Tình hình sử dụng ma túy tổng hợp (ATS) tiếp tục 

gia tăng, ở các địa phương; ước tính tỷ lệ sử dụng ATS chiếm khoảng 60 -70% trong số người nghiện. Ở các tỉnh miền Trung và miền Nam tỷ lệ sử dụng ATS lên đến 70-85% trong tổng số người nghiện. Theo nghiên cứu tại Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh cho thấy 40% người nghiện Heroin có sử dụng ATS và số này có tỷ lệ loạn thần cao gấp 9,7 lần số không sử dụng ATS. Theo viện nghiên cứu sức khỏe tâm thần, loạn thần ở người sử dụng ATS chủ yếu là hoang tưởng chiếm tỷ lệ 68,2%, ảo giác 72,7%, trầm cảm chiếm 23,8% và 15%  trầm cảm trong thời gian 3 năm sau khi sử dụng ATS. Những người trầm cảm thường có hành vi tự sát gây rất nhiều khó khăn cho cơ sở cai nghiện. 

Cai nghiện ma túy đang gặp nhiều khó khăn

Nói về công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, Cục trưởng Lập cho biết: Đến nay, có 28 tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch cai nghiện tại gia đình, cộng đồng theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện. Tuy nhiên mới chỉ có 6 tỉnh, thành phố tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng với số người được cai nghiện là 1834 người. Hiện công tác này đang gặp rất nhiều khó khăn, số người được cai nghiện giảm dần, nguyên nhân cơ bản do người nghiện và gia đình người nghiện ma túy không tự khai báo và đăng ký cai nghiện, không hợp tác để tổ chức cai, trình độ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ làm lĩnh vực này tại một số cơ sở còn yếu,…

Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa quan tâm bố trí kinh phí cho cai nghiện tại cộng đồng để tổ chức các điểm tư vấn, điều trị cắt cơn. Các cơ sở cai nghiện bắt buộc được xây dựng đã nhiều năm, nhưng chưa được nâng cấp, sửa chữa, cải tạo để phù hợp với yêu cầu chuyển đổi. 

Để khắc phục những khó khăn hiện có Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Nguyễn Xuân Lập nhấn mạnh: “Mới đây, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ-TB và XH với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C64) đã ký kết Chương trình phối hợp giữa hai Cục trong công tác phòng, chống mại dâm, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về giai đoạn 2018 – 2020. Ngày Thế giới phòng, chống ma túy (26/6) năm nay với chủ đề: “Hãy bảo vệ thế hệ trẻ trước hiểm họa ma túy”, Đảng và Nhà nước ta một lần nữa khẳng định mạnh mẽ sự quan tâm đến thế hệ trẻ trong chiến lược phát triển con người Việt Nam...

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.