Cải cách thể chế: Điểm nhấn quan trọng trong kết quả cải cách hành chính năm 2019

Cải cách thể chế: Điểm nhấn quan trọng trong kết quả cải cách hành chính năm 2019
(PLVN) -Những kết quả đạt được trong cải cách thể chế góp phần quan trọng vào thành tích đứng thứ 3 về Chỉ số cải cách hành chính – PAR INDEX Bộ Tư pháp trong năm 2019.

Cải cách hành chính được Đảng, Nhà nước xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược để đưa nước ta phát triển nhanh, bền vững. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chương trình, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính từ trung ương tới cơ sở, trong đó, đã xác định một trong những trọng tâm thực hiện là công tác cải cách thể chế. Thực hiện nhiệm vụ được giao, năm 2019, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành, địa phương tham mưu, giúp Chính phủ thực hiện cải cách thể chế với mục tiêu là xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp. Những kết quả đạt được trong cải cách thể chế góp phần quan trọng vào thành tích đứng thứ 3 về Chỉ số cải cách hành chính – PAR INDEX Bộ Tư pháp trong năm 2019.

Tập trung nguồn lực hoàn thiện thể chế

Năm 2019, Bộ Tư pháp đã tập trung nguồn lực, cùng với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tham mưu thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã được Đảng, Nhà nước giao chủ trì tham mưu tổng kết, sơ kết nhiều nghị quyết, văn bản quan trọng, như Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Chỉ thị số 39-CT/TW về hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp; sơ kết Hiến pháp năm 2013... Qua đó đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách pháp luật đối với các lĩnh vực nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn tới.

Năm 2019, chất lượng hồ sơ các dự án luật, nghị quyết tiếp tục được cải thiện; các dự án do Chính phủ trình được Quốc hội thông qua với tỷ lệ cao. Nội dung của các luật, nghị quyết đã kịp thời thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, bám sát công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh, tổ chức bộ máy nhà nước, quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 17 luật, 03 nghị quyết; cho ý kiến 08 dự án luật và 01 pháp lệnh do Chính phủ trình.

Kỷ luật, kỷ cương hành chính trong xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật ngày càng được tăng cường. Trong năm, chất lượng công tác thẩm định các dự án Luật được nâng lên rõ rệt, thể hiện rõ hơn về chính kiến, chất lượng, tính khả thi của các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL được các bộ, ngành, địa phương thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; qua đó đã phát hiện và đôn đốc xử lý kịp thời các văn bản trái pháp luật, nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; ngăn ngừa hậu quả, tác hại do văn bản trái pháp luật gây ra đối với xã hội. Năm 2019, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương đã thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 13.391 văn bản QPPL, qua kiểm tra đã phát hiện và kết luận đối với 531 văn bản. Năm 2019, cả nước đã xử lý được 287 văn bản (đạt 54,04%), còn 244 văn bản đang được tiếp tục xử lý.

Bộ Tư pháp đã cùng các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2 (2014-2018); lần đầu tiên xác định và công bố đầy đủ số liệu các văn bản QPPL đang có hiệu lực trên cả nước.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức thi hành và theo dõi tình hình thi hành pháp luật đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tập trung và hiệu quả hơn. Bộ Tư pháp, các tổ chức pháp chế và tư pháp địa phương đã quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin, huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã nỗ lực tham mưu Chính phủ thực hiện các giải pháp hiệu quả nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật được nâng lên 17 bậc so với năm 2018 góp phần nâng cao tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

Những kết quả công tác cải cách thể chế nêu trên đã tiếp tục góp phần quan trọng vào quá trình hình thành, củng cố, hoàn thiện những nền tảng chính trị-pháp lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của từng bộ, ngành, địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách thể chế năm 2019 còn một số khó khăn, hạn chế như: Tiến độ, chất lượng một số dự án luật trình Quốc hội còn chưa bảo đảm. Việc phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý một số văn bản trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp chưa kịp thời. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm liên quan đến việc ban hành văn bản trái pháp luật hầu như chưa được thực hiện. Việc triển khai hoạt động theo dõi thi hành pháp luật ở một số bộ, ngành, địa phương còn mang tính hình thức.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật

Năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, do đó, để tiếp tục tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ công tác cải cách thể chế, bám sát các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa phương, Bộ Tư pháp đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ cải cách thể chế, trong đó, tập trung vào 06 nhóm vấn đề sau đây:

Một là, tham mưu giúp Chính phủ, chính quyền địa phương hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm thực hiện chủ trương của Đảng về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới. Chủ động nắm bắt và kịp thời phản ứng chính sách đối với những vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương, trong đó có các giải pháp để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh từ tác động do dịch Covid-19 gây ra; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đề cao ý thức chấp hành pháp luật và thượng tôn pháp luật.

Hai là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó chú trọng đến khâu lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL.

Ba là, các bộ, cơ quang ngang bộ tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ rà soát văn bản QPPL, trọng tâm là nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL để xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển của đất nước, nhất là các văn bản, quy định về môi trường đầu tư, kinh doanh.

Bốn là, các bộ, ngành, địa phương tăng cường hơn nữa công tác tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền văn bản QPPL; phát hiện và xử lý ngay những quy định trái pháp luật. Trên cơ sở kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2014-2018, khẩn trương thực hiện hoặc kiến nghị cơ quan/người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật.

Năm là, tăng cường công tác quán triệt, chỉ đạo, triển khai hoạt động theo dõi thi hành pháp luật tại các cơ quan, đơn vị, địa phương theo đúng quy định của Nghị định 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Sáu là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, công tác pháp chế. Tiếp tục quan tâm bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật./. 

Tin cùng chuyên mục

Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”

Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”

(PLVN) - Trong không khí xuân cận kề, chương trình thiện nguyện "Tết ấm – Xuân thương" do Ban Doanh nhân & Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) tổ chức đã mang đến niềm vui và hy vọng cho hàng trăm bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K – cơ sở Tân Triều. Sự kiện không chỉ thể hiện tinh thần nhân văn mà còn lan tỏa thông điệp sẻ chia, giúp các bệnh nhân vững tin vượt qua khó khăn để sớm hồi phục, đón Tết đoàn viên bên gia đình.

Đọc thêm

Cục THADS Bình Định: Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Cục THADS Bình Định tổ chức hội nghị trực báo công tác THADS Quý I năm 2025.
(PLVN) - Mới đây, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị
(PLVN) - Chiều 14/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật quản lý phát triển đô thị. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng.

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
(PLVN) - Sáng 14/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Đại hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 115 thành viên; bầu Ban Kiểm tra gồm 8 thành viên. Ban Chấp hành khoá mới đã họp phiên thứ nhất, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội. Theo đó, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV.

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.