Cải cách mạnh mẽ thể chế để nâng tầm hội nhập quốc tế

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Để những chủ trương và giải pháp về hội nhập quốc tế được nêu trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đi vào cuộc sống, trong giai đoạn tới, Chính phủ cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ thể chế theo hướng đồng hành, tạo ra những lợi ích để chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp; đưa doanh nghiệp vươn tầm thế giới.

Nâng tầm hội nhập quốc tế

Theo TS Lý Hoàng Mai – Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, hội nhập quốc tế là một chủ trương, chiến lược hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, là một bước chuyển tư duy mang tính đột phá chiến lược, đem lại cho đất nước các điều kiện để phát triển và một vị thế chưa từng có so với giai đoạn trước đây. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã có những nội dung kế thừa và phát triển các nhận thức lý luận về hội nhập quốc tế, nâng tầm hội nhập quốc tế lên mức cao hơn khi nhấn mạnh nội dung chủ động, tích cực, toàn diện, sâu rộng.

Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”. Nội hàm của yêu cầu chủ động hội nhập và tích cực của Văn kiện Đại hội XIII có bước tiến hơn so với giai đoạn trước khi đặt ra nhiệm vụ phải đạt được hiệu quả để nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế cho công tác đối ngoại. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Đảng đã đưa ra quan điểm phát triển về hội nhập lên một tầm cao mới khi khai thác nội dung tích cực, toàn diện, sâu rộng để phục vụ cho mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ, đặc biệt là tự chủ về công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất quốc gia để cải thiện vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Qua 35 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hội nhập quốc tế, hội nhập tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, cải thiện cơ cấu xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại. Điều này cho thấy chủ trương đúng đắn, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Đánh giá về kết quả trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Hội nhập quốc tế và ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển có những bước tiến quan trọng về chủ trương, chính sách cũng như triển khai trên thực tiễn, cùng với quốc phòng và an ninh đã củng cố môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế”.

Văn kiện Đại hội XIII đã đề ra mục tiêu hội nhập trong giai đoạn tới của Việt Nam là tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu nêu trên, Văn kiện đã đề ra mười nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến hội nhập quốc tế. Trong đó, nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên là khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, không để phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Cùng với đó là tích cực đàm phán các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đại diện thương thương mại, xúc tiến thương mại của Việt Nam tại các quốc gia.

Cải cách mạnh mẽ thể chế

TS Lý Hoàng Mai cho rằng, những nhiệm vụ và giải pháp liên quan đến hội nhập quốc tế mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra là phù hợp với bối cảnh mới của quốc tế và trong nước. Tuy nhiên, để những chủ trương và giải pháp này đi vào cuộc sống, trong giai đoạn tới, Chính phủ cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ thể chế theo hướng đồng hành, tạo ra những lợi ích để chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp; đưa doanh nghiệp vươn tầm ra thế giới bằng những thể chế ưu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Cùng với đó, cần xây dựng thể chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc nâng cao năng lực tài chính, tiếp cận với các thông tin về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) trên cả 2 phương diện cơ hội và thách thức. Trong đó chú trọng đến thể chế hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nắm bắt cơ hội do CPTPP và EVFTA mang lại.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần xây dựng một lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, giai đoạn đầu tạo lập nền tảng để cho thị trường phát triển trên cơ sở tự do hóa thương mại, giá cả, tài chính; giai đoạn 2 xây dựng các khung khổ pháp lý cho thị trường phát triển dựa trên nền tảng của tự do hóa; giai đoạn 3 xây dựng cơ chế giám sát cho việc thực thi pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.