Cải cách hành chính còn hạn chế là do sức ì của bộ máy

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình
(PLO) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình -Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ - nhận định như vậy khi chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 diễn ra sáng qua (8/2).

Cải cách thủ tục hành chính đóng góp vào tăng trưởng

Trình bày Báo cáo của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết, trong năm 2017, công tác CCHC tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ và các thành viên Ban Chỉ đạo quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội trong năm, đồng thời từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. 

Chính phủ đã ban hành 17 nghị quyết phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư; đã ban hành 4 nghị quyết yêu cầu các bộ rà soát, loại bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, hạn chế cạnh tranh lành mạnh và gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Một số đơn vị đã triển khai có hiệu quả các nghị quyết trên. Ví dụ, Bộ Công Thương đã ban hành phương án cắt giảm 675/1.216 điều kiện kinh doanh; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất bãi bỏ, sửa đổi 118/345 điều kiện đầu tư kinh doanh; Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ bãi bỏ một số điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ… Văn phòng Chính phủ tiếp tục duy trì có hiệu quả hoạt động của Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp và người dân thông qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Về ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến, theo báo cáo, đã có 17/19 bộ, cơ quan ngang bộ triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với tổng số dịch vụ cung cấp trực tuyến mức độ 3 là 549, mức độ 4 là 377 dịch vụ. Tỉ lệ dịch vụ công có phát sinh hồ sơ trực tuyến là 45,6% đối với mức độ 3 và 92,8% đối với mức độ 4. Về phía địa phương, có 58/63 tỉnh, thành phố đang cung cấp tổng số 13.830 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Tỉ lệ dịch vụ công có phát sinh hồ sơ trực tuyến là 81,67% đối với mức độ 3; 22,63% đối với mức độ 4.

Ngăn rò rỉ thông tin do trao đổi bằng email cá nhân

Tham luận tại phiên họp, tán thành với các nội dung được nêu trong báo cáo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết, trong năm qua chất lượng văn bản quy phạm pháp luật ban hành nhìn chung đã được nâng cao hơn trước, ngôn ngữ soạn thảo rõ ràng, dễ hiểu hơn. Các phản ánh của dư luận, báo chí về tính hợp pháp, khả thi, phù hợp với thực tiễn đã được tiếp thu, sửa đổi.

Đặc biệt, năm 2017, số lượng văn bản quy phạm pháp luật do cấp tỉnh ban hành là 4.111 văn bản quy phạm pháp luật, cấp huyện ban hành 3.682 văn bản, giảm 38% so với năm 2016 còn cấp xã ban hành 18.434 văn bản, giảm 55% so với năm 2016. “Có thể khẳng định chúng ta đã đi đúng hướng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tức giảm thẩm quyền ban hành văn bản của cấp huyện, xã”, ông Dũng nói. 

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng lưu ý tình trạng xin lùi, rút dự án luật ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì không còn nhưng nợ đọng của địa phương, bộ, ban ngành vẫn còn. “Hết tháng 1 năm 2018 đã nợ lên đến 56 văn bản hướng dẫn 10 luật đã có hiệu lực thi hành”, ông Dũng cho biết. Tình trạng ban hành văn bản pháp luật trái pháp luật thậm chí có chiều hướng gia tăng. Một số văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền đã có kết luận nhưng vẫn còn một nửa trong 157 văn bản quy phạm pháp luật đã được phát hiện sai về nội dung chưa được xử lý. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng lưu ý việc nhiều địa phương chưa đầu tư, quan tâm thích đáng đến công tác CCHC. “Đến năm 2018, công nghệ 4.0 rồi nhưng công chức của một số địa phương vẫn chưa được đầu tư một hệ thống thư điện tử công vụ riêng và vẫn trao đổi với nhau qua hộp thư cá nhân tự lập. Đây là vấn đề cần quan tâm vì nó liên quan đến tính chuyên nghiệp và thứ hai là khả năng rò rỉ thông tin, thông tin mật”, ông Dũng nói và đề nghị các địa phương đầu tư hộp thư điện tử công vụ để trao đổi trong nội bộ.

Còn tồn tại là do sức ì của bộ máy

Phát biểu tại Hội nghị, nhấn mạnh những kết quả đã đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình  đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC trong năm qua như thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; tổ chức bộ máy nhiều nơi vẫn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn khó khăn, vướng mắc, chưa đạt yêu cầu đề ra...

Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này là do sức ì của bộ máy hành chính các cấp trong việc thay đổi thói quen, cách làm cũ còn lớn, còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “trên chuyển dưới chưa chuyển” và một bộ phận công chức không hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế về năng lực, yếu kém về đạo đức, trở thành lực cản lớn đối với công cuộc cải cách.

Xác định rõ 2018 là năm bản lề thực hiện các Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt 9 nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là tiếp tục phát huy và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, phổ biến quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về CCHC, cải cách thủ tục hành chính, làm chuyển biến nhận thức trong toàn hệ thống chính trị và bộ máy công quyền, làm cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “cán bộ là công bộc của dân, phải gần dân, hiểu dân, học dân, trọng dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”…

Nhiệm vụ thứ hai được Phó Thủ tướng nêu ra là đẩy mạnh thực hiện đổi mới, sắp xếp và kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền giải quyết công việc và gắn kết chặt chẽ với các chính sách tinh giản biên chế. Thứ ba, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật, đặc biệt là thể chế về phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, giáo dục và đào tạo để tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Nhiệm vụ thứ tư là tăng cường cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, thuế, hải quan, nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng công nghệ thông tin, khởi nghiệp, phát triển du lịch, tiếp cận tín dụng, bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công, lý lịch tư pháp, hộ tịch... 

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...