Cách xử lý khi làm vỡ cặp nhiệt độ thủy ngân

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Cặp nhiệt độ là thiết bị y tế không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, khi sử dụng thiết bị không may làm rơi vỡ  có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Trong trường hợp không may bị vỡ thiết bị y tế, đặc biệt là cặp nhiệt kế bằng thủy ngân, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh xử lý tình huống, không cuống khiến trẻ em nuốt sâu hơn thủy ngân hoặc sặc thủy ngân dẫn tới đe dọa tính mạng.

Nếu không may làm vỡ nhiệt kế thủ ngân phải nhanh chóng đưa trẻ và người thân ra khỏi phòng, tránh trường hợp thủy ngân bay hơi tan trong không khí làm hại phổi.

Nên thay toàn bộ quần áo đề phòng trường hợp thủy ngân dính vào người. Cần rửa sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý.

Để làm sạch quần áo dính thủy ngân, nên ngâm nước lạnh và nước xà phòng ở nhiệt độ 70-80 độ C, ngâm tiếp 20 phút ở nhiệt độ cao trong nước pha chất tẩy rồi mới xả bằng nước.

Thu dọn hạt thủy ngân trên sàn bằng cách đeo găng tay, dùng bông tăm ướt hay giấy mỏng đặt sát xuống nền để gạt thủy ngân vào. Thủy ngân sau khi được thu gom xong phải để trong hộp kín, tránh đổ thủy ngân xuống cống vì có thể làm ô nhiễm nguồn nước.

Khi trẻ có dấu hiệu bị nhiễm thủy ngân như ngậm cặp nhiệt kế bị vỡ, không nên tìm mọi cách lấy thủy ngân như móc họng hoặc bắt trẻ nôn ra… mà cần bình tĩnh để trẻ không hoảng loạn. Trong lúc chờ đợi hãy cho trẻ uống thật nhiều nước và lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sỹ có biện pháp can thiệp, giải độc kịp thời. 

Đọc thêm

Bộ Y tế cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Giám sát an toàn thực phẩm tại bếp ăn mô hình điểm ATTP. Ảnh: vfa.gov.vn
(PLVN) - Ngày 8/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết tình hình ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng do thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh và độc tố tự nhiên trong nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản.

4 bệnh nhi bị tay chân miệng nặng, bác sĩ khuyến cáo biểu hiện cần đưa gấp trẻ tới viện

Trẻ Ng. T. Đ. 17 tháng, nam chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 4, được điều trị tích cực thở máy, lọc máu liên tục, truyền IVIG, milrinone. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Các bác sĩ lưu ý, khi thấy con em mình biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay chân mông gối, loét miệng, đồng thời xuất hiện một trong các triệu chứng: giật mình chới với, ói nhiều, sốt cao khó hạ, thở bất thường, run tay chân, đi loạng choạng, ngồi không vững, nuốt khó, da nổi bông (vân tím), xanh tái, lơ mơ, co giật…, phụ huynh hãy đưa ngay trẻ tới bệnh viện.

Hơn 1 triệu người có nguy cơ với COVID-19 tại TP HCM

Ảnh minh họa: SK&ĐS
(PLVN) - Sau hơn 1 tháng kích hoạt chiến dịch “Bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”, TP HCM đã tiến hành rà soát và lập danh sách cho 165.645 người thuộc nhóm người nguy cơ, nâng tổng số người nguy cơ đang được quản lý đến thời điểm hiện tại là 1.071.452 người.

Thu hồi lô mỹ phẩm kem chống nắng

Ảnh minh họa: SK&ĐS
(PLVN) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) mới ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc lô kem chống nắng Coverderm Filteray Face Plus SPF 50+ Normal Tinted (Cool Beige).

Chuyên gia nhận định nguyên nhân khiến 1 người tử vong, 2 người nguy kịch khi ngủ trong ô tô

Hiện tại tình trạng của 2 bố con ổn định. Ảnh: BVCC
(PLVN) -  TS.BS Lê Lan Phương, PT Giám đốc Trung tâm HSTC, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, khi bật điều hòa xe ô tô để ngủ trong khi đóng kín cửa xe sẽ làm sản sinh một lượng lớn khí CO và CO2 ra môi trường xung quanh. Khí này tiếp tục được điều hòa hút vào trong khiến những người ngủ bên trong xe bị ngạt khí.