Cách thoát khỏi bóng đè theo quan niệm của Phật giáo

Sau nhiều lần bị bóng đè, chị Nguyễn Thị Ái, Thanh Hóa kể chuyện, nhiều người bảo đó là do "ma" đè. Phải nhờ thầy cúng làm lễ may ra con ma đó mới ra khỏi cơ thể, nếu không nó sẽ đeo bám dai dẳng, làm cho gia đình chị lụi bại...

Bóng đè thực chất là gì?

Bóng đè là chữ dân gian dùng để chỉ hiện tượng một người trong khi ngủ bỗng nhiên cảm nhận rất rõ ràng là có ai đang đè chặt vào một bộ phận nào đó trên cơ thể khiến họ nghẹt thở hoặc tê dại nhưng lại không thể nào kêu cứu, vùng vẫy để thoát ra.

Bóng đè là một hiện tượng thông thường, trong đời mỗi người gặp ít nhất là một lần. Khi bị bóng đè, người ta sợ toát mồ hôi, muốn kêu cứu, cựa quậy mà đành chịu. Nếu biết là mình đang bị bóng đè nghĩa là người ta vẫn còn tỉnh một nửa.

Khi bị bóng đè, người ta sợ toát mồ hôi, muốn kêu cứu, cựa quậy mà đành chịu. Nếu biết là mình đang bị bóng đè nghĩa là người ta vẫn còn tỉnh một nửa.

Giải mã hiện tượng bóng đè

Có lẽ trong cuộc đời, đa số chúng ta đều hơn một lần bị rơi vào tình trạng ấy. Chắn chắn bản thân người bị bóng đè do yếu tinh thần cũng như áp lực gia đình. Tuy không tin là do ma quỷ làm nhưng người ta cũng thừa nhận rằng mỗi lần bị tấn công thì thấy rất lo sợ. Có một quy luật là chỉ khi con người mất cân bằng thì hiện tượng bóng đè mới xảy ra.

Người bị bóng đè thường thấy một bóng người ập vào mình, đè nghiến làm cho bản thân mặc sức vùng vẫy trong bất lực, u ớ không nên câu do bất ngờ và hoảng hốt. Sau khi thoát ra, nếu người không có kinh nghiệm thì thường sợ hãi, còn đối với người có kinh nghiệm thường bực tức, cáu bẳn xen lẫn những thắc mắc thực hư về việc cái bóng vô duyên vô cớ đó.

Sự thật về hiện tượng bóng đè

Các nhà khoa học phát hiện trong khoảng 90 phút đầu của giấc ngủ thì bộ não của con người có thể rất kích động dẫn đến các giấc mơ đạt mức cao trào.

Nếu cơ thể ở trong trạng thái mệt mỏi hay lo lắng về một vấn đề gì đó, trí não có thể tạo những kịch bản quái dị nhất trong khi bản thân người đó hoàn toàn nằm yên.

Khi ấy, người bị bóng đè sẽ cảm thấy mình đang trong trạng thái mơ màng nhưng có cảm giác rất tỉnh táo và nhận thức được hình ảnh, âm thanh xung quanh. Tuy nhiên họ không thể cử động hay nói. Các hiện tượng này khiến người đó sợ hãi và hoảng loạn.

Nguyên nhân của hiện tượng này là thiếu ngủ. Nếu tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên, chu kỳ giấc ngủ của người ấy sẽ gặp trục trặc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, nếu gia đình từng có người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, chắc chắn những người bên cạnh cũng phải đối mặt với nguy cơ gặp bóng đè.

Hiện tượng bóng đè có phải do ma quỷ tạo ra?

Có rất nhiều người cho rằng đây là một trong những điều do ma quỷ, hay nghĩ có ai đó ở thế giới bên kia hung ác xấu xa muốn làm hại mình. Cơ sở để người ta có niềm tin này chính là họ cảm nhận được hình dáng, hơi thở hay sắc khí và đôi khi cả giọng nói của đối phương một cách rất thật. Các kênh năng lượng của người bị tấn công mách bảo cho chính bản thân họ rằng đó là một sự tấn công thật sự và tin chắc đây là một hiện tượng tâm linh.

Đặc biệt nếu con người ta bị bóng đè nhiều lần chắc chắn có thể gây ra những khủng hoảng về tinh thần thực sự. Họ luôn lo sợ rằng sẽ có ai đó tiếp tục tấn công bất thình lình trong những giấc ngủ tiếp theo.

Tham khảo các bậc thiền sư, được biết cả hai ý kiến trên đều được hiểu vì ai cũng thấy một khía cạnh của vấn đề. Bóng đè xảy ra hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, mà là một tín hiệu tự nhiên báo rằng ta đang có vấn đề và nên tự mình khắc phục thì mới giải quyết tận gốc.

Cái gốc tạo ra hiện tượng bóng đè là do khối năng lượng tham sân si trong mỗi con người. Ba căn này tác động là khi mỗi người tích lũy các suy nghĩ, hành vi hay lời nói không hài hòa, nên đến một thời điểm nhất định con người mắc nhân quả bị bóng đè, hiện thực đó phải xảy ra dù họ có muốn hay không.

Theo các bậc thiền sư thì để hóa giải cho người thường xuyên bị bóng đè chính là hướng cho họ tới một đời sống cân bằng và hài hòa. Bản thân mỗi người có thể kết hợp các liệu pháp cân bằng thân tâm như tập thể dục thể thao cũng như nâng cao sức khỏe thể chất hay có thể chia sẻ với các nhà tâm lý để mình có cái nhìn tích cực về bản thân.

Trên thế giới, những người thường xuyên thấy ma quỷ trong giấc mơ hoàn toàn không phải là hiếm hoi. Một số câu chuyện xung quanh hiện tượng bóng đè chắc chắn vẫn luôn là chủ đề được nhiều người bàn tán và gây ra nỗi ám ảnh khôn nguôi. Nhưng chúng ta thấy rằng, đây không phải là một bệnh, lại càng không liên quan đến vấn đề mê tín như nhiều người vẫn lầm tưởng. 

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.