Cách nhận biết các thủ đoạn giả danh Công an

 Cách nhận biết các thủ đoạn giả danh Công an
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lợi dụng niềm tin của người dân đối với lực lượng công an, nhiều đối tượng đã lên mạng mua quân phục công an, công cụ hỗ trợ rồi khoác lên người để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người dân cần nâng cao cảnh giác và cập nhật các kiến thức cần thiết, cách nhận biết các đối tượng giả danh công an để không rơi vào bẫy của kẻ xấu.

Để phát hiện hành vi giả danh Công an, Bộ Công an khuyến cáo, người dân cần vận dụng một số cách nhận biết các thủ đoạn giả danh Công an.

Cụ thể, người dân cần quan sát về hình thức bên ngoài: Đây là cách đơn giản nhất để phát hiện các đối tượng giả danh Công an. Các đối tượng giả danh Công an tiến hành các hoạt động tuần tra, kiểm soát, liên hệ thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự thường sử dụng trang phục không đồng bộ, không đúng quy định, công cụ hỗ trợ, số hiệu, giấy tờ của ngành Công an không đúng quy định.

Trong trường hợp này, người dân chỉ cần quan sát thái độ, cách thể hiện, tư thế, lễ tiết, tác phong, cử chỉ có thể phân biệt được họ là Công an thật hay giả. Đối tượng giả danh Công an luôn cố tình để lộ một phần trang phục, khoe công cụ hỗ trợ như khóa số 8, dùi cui, súng..., cố tình để người khác thấy giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND.

Nếu chưa có cơ sở xác định họ giả danh Công an, còn nghi ngờ, cần kết hợp với các cách thức khác để kiểm tra. Tuy nhiên, cần chú ý đề cao cảnh giác, chỉ nghe họ nói, không làm theo họ.

Người dân nên gợi mở để đối tượng nói thật nhiều về lĩnh vực công tác Công an: Nếu nghi ngờ một người giả danh Công an cần phải khéo léo gợi mở để họ nói về lĩnh vực công tác của mình càng nhiều càng tốt vì càng nói nhiều đối tượng càng bộc lộ sơ hở. Có thể hỏi đối tượng những thông tin cơ bản như: Trước đây học trường nào, ở đâu? Điều kiện tuyển dụng vào ngành Công an thế nào? Đơn vị hiện tại địa chỉ ở đâu, lãnh đạo đơn vị là ai? Chức vụ, nhiệm vụ cụ thể hiện nay là gì?...

Nếu nghi ngờ, có thể tạo lý do hợp lý để chụp ảnh đối tượng, ghi âm lời nói của đối tượng để làm bằng chứng đối chiếu hoặc tố giác với cơ quan Công an. Sau khi tiếp nhận thông tin từ đối tượng, tốt nhất không nên làm theo yêu cầu của đối tượng, khéo léo từ chối, đồng thời phân tích, đánh giá thông tin để xác định đối tượng có phải là người giả danh Công an hay không.

Cần phân tích, tổng hợp, đánh giá thông tin từ đối tượng: Cần phân tích các thông tin cơ bản mà đối tượng đã nói, đã kể, rút ra những thông tin đúng, thông tin sai sẽ đánh giá được đối tượng nói thật hay nói dối, có phải giả danh Công an hay không.

Nếu không đủ khả năng đánh giá, có thể tổng hợp thông tin sau đó nhờ người thân am hiểu về lĩnh vực Công an, những người đang công tác trong ngành Công an hoặc Cảnh sát khu vực phụ trách địa bàn nơi người dân cư trú, trực ban đơn vị Công an nơi gần nhất phân tích, đánh giá, không nên vội tin đối tượng, làm theo lời của đối tượng.

Trong trường hợp đã đánh giá nhưng chưa đủ cơ sở xác định đối tượng là người giả danh Công an hay không, người dân cần thực hiện bước đối chiếu, kiểm tra. Từ việc phân tích, tổng hợp thông tin do đối tượng cung cấp, kết quả quan sát, đánh giá, tư vấn của người trong ngành Công an..., người dân có thể đối chiếu, kiểm tra, xác định đối tượng có hành vi giả danh Công an.

Khoản 3 Điều 7 Nghị định 160/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ quy định Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng CAND (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 29/2016/NĐ-CP ngày 21/4/2016) quy định như sau: "Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, tàng trữ, đổi, mua, bán, sử dụng trái phép Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục Công an nhân dân. Trường hợp vi phạm thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật".

Xử phạt hành chính

Những cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 20 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hoặc đổi trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hoặc làm giả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND.

Các hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Xử lý hình sự

Trong trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu CAND với số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn, đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu, xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 190 về tội Sản xuất, buôn bán hàng cấm; Điều 191 về tội Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm và Điều 192 về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả của Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù.

Đối với các cá nhân, tổ chức sử dụng trái phép Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục CAND để giả danh Công an nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu, xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 174 của Bộ luật Hình sự 2015 về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Trường hợp làm giả, sử dụng giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì ngoài tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể bị truy cứu, xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 341 của Bộ luật Hình sự 2015 về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Đọc thêm

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kỳ vọng taxi bay

Ảnh minh họa
(PLVN) -  UBND một tỉnh tại miền Trung vừa có một đề xuất gây chú ý dư luận, khi có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương để UBND tỉnh này xây dựng đề án thí điểm taxi bay hoạt động trên địa bàn.

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam
(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.

Lạng Sơn nỗ lực giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Lạng Sơn nỗ lực giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á sẽ tổ chức tại Quảng Ninh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh (hàng trước, thứ ba từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu trong nước và quốc tế tham dự Lễ công bố Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024.
(PLVN) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân (CAND) và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Bộ Công an đăng cai, Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới sẽ phối hợp tổ chức Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024.

Từ 01/11/2024, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt

Từ 01/11/2024, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt
(PLVN) - Sau nhiều năm giữ nguyên giá, UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 01/11/2024. Với những tuyến có cự ly từ 40km trở lên, giá vé sẽ tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.