Cách ngăn chặn COVID-19 lây lan tại toà nhà chung cư

Hiện Việt Nam có hơn 3.000 tòa nhà chung cư (Ảnh internet)
Hiện Việt Nam có hơn 3.000 tòa nhà chung cư (Ảnh internet)
(PLVN) - Việt Nam hiện có hơn 3.000 tòa nhà chung cư. Bộ Y tế xây dựng các video khuyến cáo người dân sống tại chung cư, khu tập thể, khu nhà/chung cư cho thuê phòng chống COVD - 19.

Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo người dân sống tại chung cư, khu tập thể, khu nhà/chung cư cho thuê cần:

Thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe:

 Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch.

Khi ho hoặc hắt hơi che kín mũi, miệng bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy. Giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng. Rửa sạch tay với xà phòng và nước sạch.

Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; Không khạc nhổ bừa bãi. Súc miệng, súc họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên.

Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Thay và giặt sạch quần áo đi làm, đi chơi hoặc đến chỗ đông người ngay sau khi về nhà.

Thực hành vệ sinh chung: Hạn chế đến chỗ đông người. Đeo khẩu trang đúng cách khi đến chỗ đông người. Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Giữ khoảng cách trên 2 mét và đeo khẩu trang nếu phải tiếp xúc.

Khi sử dụng thang máy, thang bộ cần lưu ý

Hạn chế chạm trực tiếp bề mặt thang hoặc tay vịn. Hạn chế nói chuyện; không khạc nhổ, vứt rác, khẩu trang trong thang máy, thang bộ. Nếu bị cảm cúm thì chủ động đeo khẩu trang.

Vệ sinh nhà cửa:

- Lau nền nhà: Quét sạch nhà trước, sau đó dùng cây lau nhà lau toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa thông thường theo nguyên tắc lau từ nơi sạch đến nơi bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

- Lau bề mặt vật dụng (đặc biệt là mặt bàn ghế, khung giường, tủ quần áo, tay nắm cửa và các vật dụng khác trong phòng,…): Dùng giẻ hoặc khăn lau thấm các chất tẩy rửa thông thường hoặc các dung dịch khử khuẩn chứa 0,05% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 10 phút) hoặc 0,1% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 01 phút) hoặc có chứa ít nhất 60% cồn lau các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

- Sử dụng găng tay, đeo khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa.

- Đảm bảo thông thoáng không khí trong nhà: Thường xuyên mở cửa ra vào và cửa sổ. Lưu ý tránh gió lùa. Hạn chế sử dụng điều hòa, bật quạt để không khí lưu thông.

- Thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định.

Tự theo dõi sức khỏe, đo nhiệt độ hàng ngày

Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở thì (i) đeo khẩu trang; (ii) hạn chế tiếp xúc với mọi người; (iii) không đi học, không đi làm và thông báo cho nhà trường, nơi làm việc; (iv) gọi cho cơ quan y tế địa phương hoặc Bộ Y tế (điện thoại: 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn và (v) đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị, đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển.

- Thông báo ngay cho Ban quản lý/Người quản lý/Người cho thuê nếu nghi ngờ có người thuộc diện phải theo dõi sức khỏe hoặc cách ly.

- Cập nhật thông tin hàng ngày về dịch bệnh COVID-19 trên các website chính thức của Bộ Y tế (https://ncov.moh.gov.vn; https://suckhoedoisong.vn), cơ quan y tế địa phương; Không thông tin, tuyên truyền sai lệch về tình hình dịch bệnh COVID-19.

- Thực hiện đúng quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của chung cư, cơ quan y tế địa phương.

- Khi có trường hợp bệnh xác định, nghi ngờ mắc bệnh, cách ly tại nhà thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban quản lý/Người quản lý/Người cho thuê, các cơ quan y tế địa phương.

Lưu ý khi thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú:

- Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp tại gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác ít nhất 2 mét.

- Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày.

- Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang đúng quy định, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay với xà phòng.

- Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hoặc cán bộ quản lý được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.

- Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.

- Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú.

- Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.

- Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú.

- Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, ưu tiên sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn phòng, đặc biệt các bề mặt thường xuyên tiếp xúc và phòng vệ sinh. Hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly...

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.