Cách nào để PVN tiết kiệm chi một năm hàng ngàn tỷ?

Chuyên gia Nga và Việt Nam làm việc trên giàn khoan của Liên doanh 
Vietsovpetro.
Chuyên gia Nga và Việt Nam làm việc trên giàn khoan của Liên doanh Vietsovpetro.
(PLVN) - Liên tục hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật; hạn chế hội họp, công tác nước ngoài; sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ chủ chốt, hướng tới việc quốc tế hóa nguồn nhân lực… là những giải pháp giúp Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tiết kiệm được 4.753 tỷ đồng hồi năm ngoái.

Chỉ ra nước ngoài khi thật sự cần thiết 

Theo PVN, để có được kết quả tốt nhất trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đơn vị này đã thực hiện nhiều giải pháp, kết hợp kinh nghiệm thực tế với quy chuẩn quản trị doanh nghiệp quốc tế.

Trong những năm qua, PVN thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy chuẩn quản lý nội bộ, các bộ định mức, tiêu chuẩn, các quy định, quy trình xử lý công việc theo hướng tiết kiệm, nhanh gọn, kịp thời, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật. 

Lãnh đạo PVN cho biết, việc thường xuyên bổ sung, hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới, nguyên vật liệu mới, từ đó đưa ra các định mức khai thác và sử dụng máy móc, thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. 

Trong quản lý chi phí hoạt động thường xuyên, PVN đã kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động, chi phí quản lý, triệt để tiết kiệm các khoản chi như: tổ chức hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, khánh thành, phong tặng danh hiệu, thi đua,...; bên cạnh đó là các chi phí: xăng, dầu, điện, nước, thông tin liên lạc và các chi phí khác. 

Để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, PVN áp dụng hình thức họp trực tuyến trong chỉ đạo, điều hành và xử lý các công việc, hạn chế tối đa họp trực tiếp để tiết kiệm chi phí đi lại của đại biểu. Đơn vị cũng lên lịch làm việc của các cấp lãnh đạo khoa học, hợp lý; một chuyến công tác kết hợp nhiều việc nhằm tiết giảm chi phí, thời gian, nhân lực, vật lực. Đặc biệt, hạn chế tối đa các đoàn đi học tập, khảo sát, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài. Chỉ tổ chức các đoàn công tác khi thực sự cần thiết. 

Một trong những lĩnh vực rất quan trọng và nhạy cảm của PVN là quản lý sử dụng vốn và tài sản, đầu tư xây dựng. Để làm tốt việc này, doanh nghiệp thường xuyên rà soát cơ sở vật chất, kỹ thuật để khai thác tối đa và sử dụng hiệu quả năng lực hiện có. Mặt khác, duy trì tổ chức kiểm tra, giám sát đầu tư theo quy định để kịp thời có giải pháp nhằm tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí; kiểm soát tiến độ và giải ngân, quản lý chặt chẽ dòng tiền. 

Quốc tế hóa nguồn nhân lực

Trong quá trình triển khai tái cấu trúc doanh nghiệp, lãnh đạo PVN định kỳ tổ chức giao ban, làm việc với các đơn vị thành viên để rà soát, đánh giá kết quả thực hiện; kịp thời tháo gỡ khó khăn, giải quyết những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đồng thời trao đổi, giới thiệu những cách làm hay, giải pháp tốt nhằm thúc đẩy công việc một cách hiệu quả nhất. 

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả lao động, hướng tới quốc tế hóa nguồn nhân lực, PVN thường xuyên rà soát, sắp xếp, cơ cấu lại cán bộ quản lý, cán bộ chủ chốt bảo đảm các tiêu chí gọn nhẹ, có hiệu lực, hiệu quả và đúng số lượng theo quy định. Trong đó, PVN triển khai quyết liệt việc xây dựng định mức, chức danh công việc làm cơ sở cho công tác tuyển dụng và sử dụng lao động. 

Để sớm chất dứt tình trạng nợ chéo, nợ quá hạn, PVN và các đơn vị thành viên đã ban hành quy chế quản lý công nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm thiểu tối đa nợ xấu, nợ không có khả năng thu hồi. 

Từ thực tế hoạt động trong thời gian qua, PVN đã rút ra bài học kinh nghiệm là: xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân, phòng, ban để rút ngắn thời gian xử lý công việc; tăng cường nghiên cứu, đưa vào áp dụng khoa học - kỹ thuật và quản trị tiên tiến theo chuẩn quốc tế; nâng cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị cũng như ý thức, trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên; phát động các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; đánh giá kịp thời hiệu quả mang lại từ  phong trào để khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, cố tình gây lãng phí.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì.

Không yêu cầu ký quỹ đủ tiền trước giao dịch là giải pháp ngắn hạn

(PLVN) - Liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, một trong những điểm mới tại dự thảo Thông tư do Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính đang soạn thảo là tiêu chí không yêu cầu phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn…

Đọc thêm

Vướng mắc trong thực hiện bảo trì đường bộ

Sửa chữa bảo trì tại QL32. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hệ thống đường quốc lộ trên cả nước cần thường xuyên bảo trì, sửa chữa. Thế nhưng hiện nay, công tác bảo trì đường bộ đang gặp vướng mắc, khiến tỷ lệ giải ngân vốn bảo trì ở mức thấp, đồng nghĩa với việc, nhiều tuyến đường chưa được sửa chữa kịp thời.

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.