Cách nào để doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu?

Sau 10 năm, số lượng nhà cung ứng nội địa cấp 1 và cấp 2 cho Samsung tăng hơn 12 lần. (Ảnh minh họa: vlr.vn)
Sau 10 năm, số lượng nhà cung ứng nội địa cấp 1 và cấp 2 cho Samsung tăng hơn 12 lần. (Ảnh minh họa: vlr.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Rất nhiều cơ hội mở ra trước mắt các doanh nghiệp (DN) Việt Nam khi bên ngoài, làn sóng đầu tư đang hướng vào Việt Nam, bên trong là “xây tổ đón đại bàng”. Song làm thế nào để các DN Việt chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu?

Mắt xích sản xuất mới của châu Á

Tại Hội thảo “Chuỗi sản xuất thông minh & Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 do Hiệp hội tư vấn tài chính Việt Nam chủ trì tổ chức ngày 26/3 vừa qua, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông cho biết, Việt Nam định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc hướng đến các dự án công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao và có tính lan tỏa, kết nối với các DN trong nước.

Các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư tại các địa phương cũng đã được bảo đảm sẵn sàng. Về hạ tầng đất đai, các địa phương đã đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, hình thành mặt bằng sạch để có thể cung cấp cho các DN điện tử, bán dẫn. Về hạ tầng giao thông chiến lược kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển, sân bay cũng đang được tăng cường.

“Các yếu tố như hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, cơ chế chính sách, nghiên cứu phát triển, chiến lược và đặc biệt là nguồn nhân lực đều thể hiện rằng sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng là rất đúng đắn, kịp thời để chúng ta có thể làm chủ và sẵn sàng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị trong ngành điện tử, bán dẫn toàn cầu” - Thứ trưởng Đông khẳng định.

Ông Lê Anh Dũng - Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Bất động sản công nghiệp và cho thuê A+ cho rằng, hiện các nhà đầu tư nước ngoài, các quốc gia sản xuất công nghiệp trên thế giới đã và đang tiếp tục đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn để đầu tư, đặt địa điểm chiến lược cho sản xuất phân tán. Và đặc biệt, việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga… đã thực sự đưa Việt Nam lên một tầm cao mới trên bình diện kinh tế thế giới”.

Tương tự, ông Petel Wu - Tổng Giám đốc Công ty Sunrise Big Data nhấn mạnh: “Với sự phát triển và biến đổi không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, sản xuất thông minh đã trở thành lực lượng chủ chốt thúc đẩy nâng cấp công nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh này, Việt Nam, với vai trò là mắt xích sản xuất mới của châu Á, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng thông minh toàn cầu…”.

Vốn và chính sách: 2 yếu tố quyết định

Trước các làn sóng đầu tư đang hướng vào Việt Nam, nhiều DN băn khoăn “làm thế nào chen chân được vào chuỗi cung ứng toàn cầu”. Ông Lưu Văn Đại - Giám đốc CTCP Metal Heat Việt Nam cho biết, đây là một câu hỏi mà rất nhiều DN cơ khí đang đau đầu để tìm lời giải. DN nhìn thấy cơ hội rất nhiều, nhưng tiền không có, chính sách không cho phép thì DN không dám đầu tư cũng như không có khả năng đầu tư.

Hai nguyên nhân được DN nhấn mạnh là vốn và chính sách. Về vốn, sản phẩm vào chuỗi cung ứng phải đáp ứng được ít nhất 2 tiêu chí “chất lượng và giá thành”. Điều này đòi hỏi DN phải đưa ra công nghệ tốt, tìm được phương thức sản xuất tốt để giảm chi phí. “Tiếp cận công nghệ tiên tiến trên thế giới hay đi học công nghệ tiên tiến không phải chuyện khó với DN Việt Nam. Nhưng để đầu tư công nghệ mới cần rất nhiều tiền, một DN nhỏ rất khó đủ tiềm lực tài chính để đầu tư, những Startup thì càng khó khăn hơn”- ông Đại phân tích.

Ông Đại cũng cho biết DN tiếp cận vẫn vốn rất khó, còn nhiều rào cản dù Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, chính sách hỗ trợ cho DN nhỏ và vừa (DNNVV). “Để có được sự hỗ trợ vốn, DN phải dành rất nhiều thời gian để theo đuổi, gây tổn hại rất lớn đến cơ hội của DN” - đại diện DN thẳng thắn. Do đó, DN đề nghị nhà nước nghiên cứu thực hiện chính sách ưu đãi hơn nữa đối với các DN cơ khí như miễn giảm thuế; Miễn giảm lãi suất vay vốn và đơn giản hóa thủ tục vay vốn từ các quỹ hỗ trợ của Nhà nước, tạo điều kiện cho DN nâng cao sức cạnh tranh để tham gia vào chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.

Ngoài ra, Chính phủ cần phân công các đầu mối giám sát các chuỗi sản xuất, thông báo cho DN về các yêu cầu về lựa chọn nhà cung cấp linh kiện, sản xuất phụ trợ để các DNNVV đăng ký tham gia chuỗi, qua đó có cơ chế, biện pháp hỗ trợ các DN này nâng cao năng lực đủ điều kiện tham gia chuỗi; Thành lập một nhóm, hoặc tổ chức kết nối DN nước ngoài với các DN trong nước cung cấp linh kiện và sản xuất phụ trợ trong nước.

Tin cùng chuyên mục

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh: Hải Đăng)

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang thị trường Anh nhờ hiệp định UKVFTA

Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh.
(PLVN) - Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Anh chính là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA ). Bởi, Hiệp định này đã tạo ra những ưu đãi lớn về thuế quan, khi nhiều mặt hàng gỗ được áp dụng mức thuế suất 0% trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.