Cách ly 3 nhân viên y tế nghi nhiễm cúm A/H1N1 từ bệnh nhân

Bác sỹ Bùi Văn Đời - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ cho biết, ngày 12/6, bệnh viện tiến hành cách ly 3 nhân viên của bệnh viện có biểu hiện nhiễm cúm A/H1N1 sau khi điều trị cho một bệnh nhân bị dương tính với cúm A/H1N1. 

Trước đó, ngày 8/6, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân N.T.Tư, 84 tuổi, trú tại xã Mỹ Hoà, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long). 

Kết quả xét nghiệm, bệnh nhân Tư bị phát hiện dương tính với cúm A/H1N1. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị cho bệnh nhân Tư, 3 nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ gồm 1 bác sỹ, 2 điều dưỡng của Khoa Tim mạch có triệu chứng nghi lây nhiễm cúm A/H1N1 từ bệnh nhân Tư. Cả 3 nhân viên này trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Tư.

Hiện Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ đã tổ chức cách ly và điều trị cúm A/H1N1 theo phác đồ của Bộ Y tế cho 3 nhân viên nghi bị lây bệnh. 

Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ cũng đang khẩn trương thống kê, lập danh sách các nhân viên y tế đã tiếp xúc, điều trị cho bệnh nhân Tư để tiến hành kiểm tra xem có lây bệnh từ bệnh nhân Tư hay không. 

Đồng thời, bệnh viện theo dõi và kiểm tra thường xuyên cho 2 người thân của bệnh nhân Tư đang thăm nuôi bệnh nhân tại bệnh viện. 

Bác sỹ Nguyễn Trung Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Cần Thơ cho biết sau khi xác định bệnh nhân Tư bị nhiễm cúm A/H1N1, Sở Y tế thành phố Cần Thơ, Trung tâm Y tế dự phòng Cần Thơ đã họp khẩn với Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và thống nhất thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm A/H1N1 để triển khai các bước về phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố. 

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế thành phố Cần Thơ, bệnh nhân Tư nhập viện điều trị vào ngày 3/6, tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Minh và được chẩn đoán, điều trị bệnh tăng huyết áp. 

Ngày 5/6, trong quá trình điều trị tại đây, bệnh nhân Tư có tiếp xúc với bệnh nhân N.T.M Ba (ngày 9/6, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh có kết quả xét nghiệm khẳng định bệnh nhân Ba bị nhiễm cúm A/H1N1). 

Đến ngày 8/6, bệnh nhân Tư được chuyển đến Khoa Tim mạch-Lão học của Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ với chẩn đoán tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, viêm phổi. 

Sau đó, Trung tâm Y tế thị xã Bình Minh thông báo với Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ là bệnh nhân Tư có tiếp xúc với bệnh nhân Ba nhiễm cúm A/H1N1 nên bệnh viện đã chuyển bệnh nhân Tư đến phòng cách ly tại Khoa Truyền nhiễm.

Tại đây, bác sỹ theo dõi, chẩn đoán bệnh nhân Tư viêm phổi do virus, tăng huyết áp, lấy mẫu bệnh phẩm và điều trị thêm Tamiflu. Đến chiều 12/6, sức khoẻ bệnh nhân Tư đã ổn định, bớt ho, hết sốt, ăn uống bình thường. 

Hiện Sở Y tế thành phố Cần Thơ đã thông báo trường hợp của bệnh nhân Tư về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Vĩnh Long và triển khai nhiều biện pháp phòng chống cúm A/H1N1 trên địa bàn.

Đọc thêm

Bé trai 10 tuổi tử vong do ong đốt

Hình ảnh ong được gia đình chụp lại.
(PLVN) - Trên đường đi học về, bé trai ở Bắc Giang bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt khắp cơ thể, nhập viện trong tình trạng suy đa tạng. Mặc dù được điều trị tích cực nhưng nạn nhân không qua khỏi.

Hơn 5.300 tỷ đồng chi trả khám, chữa bệnh BHYT cho học sinh, sinh viên

Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh ra quân tuyên truyền bảo hiểm y tế học sinh tại các trường học.
(PLVN) - Những năm qua, quyền lợi khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được bảo đảm, đúng quy định. Theo thống kê trong 2 năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu HSSV sử dụng thẻ BHYT với khoảng 6,1 triệu lượt KCB BHYT, tổng chi phí KCB BHYT của nhóm HSSV bình quân/năm là hơn 2.500 tỷ đồng.

Bác sĩ cảnh báo biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết có chấm mảng xuất huyết dưới da. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) những ngày qua tiếp nhận điều trị 30 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó có một số ca sốc do sốt xuất huyết. Đây là biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể suy đa tạng, tử vong.