Cách ly 14 trường hợp F0 sau dự Army Games

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý phát biểu tại phiên họp.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 8/9, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý - Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP - chủ trì phiên họp trực tuyến thứ 62 với các quận, huyện để tiếp tục triển khai các biện pháp để kiểm soát dịch bệnh.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh, Hà Nội đã và đang triển khai tốt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Từ ngày 19/8 đến nay (20 ngày), Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng. Lũy tích đợt 3 (từ ngày 25/7 đến nay), Hà Nội có 38 ca mắc Covid-19 và chưa có ca tử vong. Trong đó, 11 ca ngoài cộng đồng và 27 ca từ nước ngoài được cách ly ngay khi nhập cảnh. 

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội tiếp tục xét nghiệm PCR cho các trường hợp nhập cảnh, trường hợp người dân có biểu hiện ho sốt đến mua thuốc tại nhà thuốc, trường hợp có yếu tố dịch tễ (về từ vùng dịch). Kết quả, từ 4/9-8/9 đã xét nghiệm cho 897 trường hợp, tất cả đều âm tính; xét nghiệm 77 trường hợp nghi ngờ, nhân viên y tế, bệnh nhân chạy thận nhân tạo… Hiện các bệnh viện còn cách ly, điều trị 52 bệnh nhân nghi ngờ.

Đáng chú ý, theo ông Hạnh, trong ngày 8/9, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Y tế TP đã phối hợp với Cục Quân y tổ chức đón, vận chuyển cách ly cho đoàn thể thao của quân đội dự Army Games từ Nga về Hà Nội.

Trong đó, các đơn vị đã chuyển 14 trường hợp F0 và 11 trường hợp F1 đến cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2; chuyển 22 chuyên gia và cán bộ Đại sứ quán Nga cách ly tại khách sạn Crowne Plaza West Hanoi; chuyển 187 thành viên đoàn thể thao, học viên và nhân viên Văn phòng Chính phủ cách ly tại Trường Quân sự - Bộ Tư lệnh Thủ đô. 

“Nếu chúng ta chùng lại hoặc lơ là, dịch bệnh sẽ có thể quay trở lại. Các đơn vị cần tập trung tuyên truyền để mỗi người dân nhận thức, tự giác thực hiện các biện pháp phòng dịch để bảo vệ chính mình”, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền nói thêm.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý khẳng định Hà Nội đang thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, theo ông Quý, TP vẫn có thể có ca mắc mới bởi tình hình dịch bệnh ở trên thế giới, trong khu vực hết sức phức tạp. Hà Nội đến 16/9 mới hết dịch nếu không có ca mắc mới trong khi là nơi tập trung dân cư đông đúc, là trung tâm giao lưu quốc tế… 

Về các nhiệm vụ cụ thể, Phó Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các đơn vị tiếp tục tuyên truyền người dân thực hiện đúng khuyến cáo “5k” của Bộ Y tế; tiếp tục sẵn sàng khoanh vùng dập dịch “thần tốc” khi có ca bệnh; khẩn trương hoàn thành quy trình chặt chẽ trong việc thực hiện cách ly tập trung đảm bảo không để dịch bệnh lây lan; đảm bảo các bệnh viện phải an toàn trong phòng chống dịch; đảm bảo giãn cách, khử khuẩn ở các cửa hàng ăn uống giải khát…

Ông Quý cũng khẳng định TP tiếp tục dừng hoạt động các quán bar, karaoke đến lúc hết dịch; đến ngày 16/9, TP sẽ xem xét trên tình hình thực tế.

Nhấn mạnh Đà Nẵng đến nay vẫn là ổ dịch, ông Quý yêu cầu, các quận, huyện rà soát chặt chẽ những người đi từ Đà Nẵng về bởi các phương tiện giao thông đi và đến Đà Nẵng đã hoạt động trở lại. “Chỉ có cơ sở mới nắm rõ nhất. Phải xác minh khẩn trương để cách ly, lấy mẫu, theo dõi theo đúng quy định. Chúng ta phải thực hiện quyết liệt để đảm bảo an toàn nhất cho Thủ đô. Chúng ta đang thấy yên ả, nhưng nếu không quyết liệt thì sẽ rất nguy hiểm”, Phó Chủ tịch Hà Nội nói.

Phó Chủ tịch UBND TP cũng lưu ý các quận, huyện trong thời điểm giao mùa hiện nay, cần quan tâm đến các dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, không để dịch chồng dịch, đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho người dân… 

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…