Cách giảm tác hại của rượu đơn giản

Biết rõ chỉ số “tửu lượng” của mình như biết rõ chỉ số huyết áp và cholesterol là một trong mười bước đơn giản để giảm tác hại của bia rượu.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
Ảnh minh họa. Nguồn internet 
Như với chỉ số huyết áp và cholesterol của mình để duy trì một lối sống lành mạnh, bài viết trên tờ Journal of Psychopharmacology đề nghị mọi người tìm hiểu và theo dõi chỉ số “tửu lượng” của mình với một kế hoạch đơn giản gồm 10 điểm.
Các nhà khoa học Anh và Canada đã đưa ra một bộ các chiến lược dựa trên bằng chứng nhằm vào những việc mà mỗi cá nhân và chính phủ có thể thực hiện để giảm những tác hại của rượu đối với cá nhân và cộng đồng.
Bốn điểm đầu tiên của chiến lược mười điểm tập trung vào hành vi sức khỏe cá nhân, bao gồm:
1. Theo dõi “tửu lượng” bằng cách tìm ra “con số” của mình, giống như cách bạn biết về huyết áp, nồng độ cholesterol hay khẩu phần calo của bản thân.
2. Giới hạn lượng rượu ở mức 20g (khoảng 2,5 ly theo cỡ ly của Anh, nhưng dưới 2 ly ở hầu hết các nước châu Âu khác) mỗi ngày đối với nam và 15g (khoảng 2 ly ở Anh và từ 1-2 ly ở các nước khác) đối với nữ.
3. Ít hơn sẽ tốt hơn. Như với huyết áp và cholesterol, lượng rượu uống càng ít thì càng có sức khỏe tốt và tuổi thọ dài.
4. Một ngày không bia rượu: Không uống rượu trong một hoặc hai ngày mỗi tuần có thể giúp gan phục hồi khỏi tác động của rượu và làm giảm nguy cơ bị các biến chứng ở gan.
Sáu điểm tiếp theo nhằm vào những can thiệp của chính phủ:
5. Giá rượu thấp sẽ làm giảm tình trạng uống rượu rẻ tiền, nhất là trong giới trẻ.
 6. Ghi nhãn số gam cồn, giống như ghi nhãn thực phẩm, sẽ cho phép người dùng theo dõi chính xác lượng cồn uống vào.
7. Hạn chế giờ và địa điểm mua bán rượu sẽ khiến cho việc mua rượu “thiếu suy nghĩ”, nhất là khi đã say, trở nên khó khăn hơn và giúp những người có vấn đề khi “rượu vào” dễ tránh tiếp xúc với rượu tại các cửa hàng và siêu thị.
8. Việc điều trị có thể mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể cho cá nhân và xã hội và cần được cung cấp cho tất cả những người có vấn đề về phụ thuộc rượu.
9. Đầu tư cho công tác nghiên cứu triển khai những cách tiếp cận mới đối với chứng nghiện rượu. Các kỹ thuật sử dụng di truyền và chụp ảnh thần kinh sẽ tối ưu hóa và bổ sung cho những nghiên cứu hiện có. Đầu tư cho thuốc điều trị nghiện rượu hiện còn rất hạn chế và cần được đổi mới nhờ các sáng kiến của chính phủ.
10. Phát triển những chất thay thế cho rượu thông qua nghiên cứu khả năng của các thuốc mới “bắt chước” tác dụng của rượu. Một chất thay thế có tác dụng thư giãn mà không gây tác dụng phụ xấu sẽ làm giảm tổn thất về sức khỏe cộng đồng và xã hội do tổn thương do rượu gây ra.
“Điều quan trọng là phải tạo ra một môi trường nơi mối nguy hiểm của bia rượu được biết rõ, và chính phủ có trách nhiệm làm giảm những vấn đề do bia rượu gây ra. Nhưng phương pháp của chúng tôi cũng bao gồm các biện pháp giáo dục và tự theo dõi của các cá nhân đã được chứng minh là hiệu quả đối với cholesterol và huyết áp. Phối hợp các biện pháp cá nhân và xã hội sẽ có thể tác động mạnh đến sức khỏe và tác hại xã hội do rượu, và giảm tỷ lệ tử vong do bia rượu, nhất là ở giới trẻ. Phương pháp được đề xuất này cũng sẽ làm giảm sự kỳ thị hiện đang gắn liền với những rối loạn do sử dụng rượu và nhờ đó tạo điều kiện cho việc can thiệp sớm hơn và nhiều hơn,” các tác giả kết luận.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.