Cách đối phó với bỏng cồn

(PLVN) - Bỏng cồn do nướng mực, bỏng cồn do bất cẩn, bỏng cồn khi đang làm thí nghiệm… là những vụ việc thương tâm khi vào Khoa Bỏng của Bệnh viện Sait Paul hay Viện Bỏng Quốc gia. 

Những ngày hội hè, lễ lạt mùa xuân lại đáng cảnh báo câu chuyện này vì rất nhiều người có thói quen nướng mực bằng cồn để làm mồi nhậu.  Như trường hợp của chị Lê Thị Công Luận (26 tuổi, quê ở xã Hoàng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Sau khi cùng chồng đi thăm bà ngoại về, chị Luận vào bếp nướng cá để hai vợ chồng ăn khuya. Bất ngờ, chai cồn để trên nóc bếp rơi xuống, đổ hết vào người chị Luận. Lửa đang cháy gần đó bắt vào. Ngay lập tức, người chị bùng lên như một ngọn đuốc. Chị Luận bị bỏng tới hơn 80%, bỏng sâu 40% và hoại tử 11%. Chị Luận  điều trị cả năm trời  mới bớt đau đớn.

Do lửa cồn có màu trắng nên nhiều người không nhìn thấy lửa, tưởng rằng cồn đã hết liền tiếp tục đổ thêm cồn vào, khiến ngọn lửa bùng lên. Một số người giật mình, rụt tay lại, làm đổ cả chai cồn, khiến lửa càng bùng lên dữ dội, gây bỏng nặng. Chính vì vậy, khi nướng mực, cá cần chú ý, chỉ đổ một lượng cồn vừa phải ra để sử dụng. Chai cồn cần được đậy nắp thật chặt và để cách xa nơi nướng. Khi cần tiếp thêm cồn, nên đổ cồn ra một cái chén nhỏ, đợi đến khi chắc chắn lửa đã tắt hẳn thì mới cho thêm cồn vào. 

So với cồn nước, cồn khô an toàn hơn do ít gây cháy lan, tuy nhiên người dùng vẫn có thể bị bỏng nếu không tuân thủ một số chú ý sau đây: Không được lấy tay bỏ cục cồn vào bếp mà phải dùng kẹp gắp, đặc biệt khi bếp đang cháy; khi châm cồn nên dùng miếng giấy dài, tuyệt đối không được châm trực tiếp bằng diêm hoặc bật lửa.

Khi bị bỏng cồn cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng; cởi bỏ quần áo, giày dép đang cháy và dùng nước để dập lửa. Ngâm vết bỏng vào nước lạnh ngay lập tức, nếu để sau 15-20’ sẽ không có tác dụng. Dùng băng gạc quấn chặt chỗ bỏng và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất. Trường hợp cơ sở y tế ở xa, cần cho bệnh nhân uống nước orezon để tránh sốc.

Tuyệt đối không làm vỡ đám rộp nước; không bôi bất cứ dầu, mỡ, kem đánh răng, rượu, muối, bùn… lên vết bỏng, để tránh làm nhiễm khuẩn vết thương, gây di chứng nghiêm trọng sau bỏng.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...