Cách chữa đau họng do COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Tôi 25 tuổi, mắc COVID-19 ngày thứ 5, ho nhiều, có đờm, mỗi lần ho rất rát họng, đau họng, ngạt mũi. Tôi cần vệ sinh họng, trị ho thế nào? (Hùng, Hà Nội)

Trả lời:

F0 bị đau họng, ho, có thể dùng mật ong và bổ phế thảo dược để đỡ đau họng, bớt ho. Nếu ho khan, dùng dextromethorphan hoặc alimemazin, diphenhydramin. Nếu ho có đờm đục, xanh, vàng thì không dùng các loại giảm ho khan nói trên mà cần dùng kháng sinh kết hợp với long đờm (ambroxol hoặc acetyl-cystein).

Một số loại thuốc trị cảm cúm tổng hợp có thể có 2-3 thành phần vừa hạ sốt, vừa co mạch giảm tiết dịch vừa chống dị ứng như Decolgen (xanh và vàng), Rhumenol, Tiffy.

Lưu ý, khi ho khan thì không dùng thuốc long đờm. Trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh phải có sự tư vấn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng.

Nên bổ sung nước điện giải như oresol, các loại bột hoặc viên pha nước bù điện giải, nước dừa, nước cháo, nước hoa quả... các loại nước Pocari, Revive, Aquarius... Mỗi ngày uống một viên vitamin tổng hợp, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc.

Chống nôn bằng nước gừng ấm, chống ngạt mũi bằng nước muối sinh lý Otrivin 0,05%. Nếu phải dùng thuốc chống nôn, tham khảo bác sĩ.

Khi mắc Covid-19, bạn có thể xông hơi để giúp cơ thể dễ chịu, từ đó hệ miễn dịch hoạt động tốt, giảm ho, giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, xông không có tác dụng diệt virus, chỉ nên xông hạn chế, mỗi ngày một lần, ở nơi kín gió.

Người trên 65 tuổi hoặc có bệnh nền (tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh gan thận mạn tính, ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch dài ngày...), hoặc chưa tiêm đủ vaccine, cân nhắc dùng sớm (trong vòng 5 ngày đầu tiên khởi phát) thuốc kháng virus molnupiravir hoặc favipiravir.

Thuốc molnupiravir có thể ảnh hưởng gan và thận, nên dùng thêm thuốc bổ gan. Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai hay cho con bú.

Trong trường hợp chỉ số SpO2 giảm dưới 96%, nhịp thở tăng trên 20 lần/phút, trước khi nhập viện, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng đông, kháng viêm corticoid (thường kèm thuốc bảo vệ dạ dày và kháng sinh). Uống một liều duy nhất thuốc kháng đông, kháng viêm trước khi vào bệnh viện.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.