Cách chính quyền châu Âu động viên sức dân phủ xanh thành phố

Tại những hè phố không có đất trống, người dân đóng thùng trồng rau và hoa trái
Tại những hè phố không có đất trống, người dân đóng thùng trồng rau và hoa trái
(PLO) - Phủ xanh đô thị là một thách thức hiện tại và tương lai đối với nhiều thành phố lớn vì góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân, tạo điều kiện cho sự phát triển đa dạng sinh học và giúp các đô thị thích nghi với quá trình biến đổi khí hậu. 

Lấy ví dụ như ở Paris. Thủ đô của Pháp, với gần 2,3 triệu dân (năm 2014), đề ra tham vọng từ nay đến năm 2020 phủ xanh được 100 ha (tương đương với gần 140 sân bóng đá) mái nhà và bờ tường của những tòa nhà trong thành phố, trong đó 1/3 diện tích dành cho mô hình nông nghiệp đô thị. 

Để cây xanh trở thành một phần không thể thiếu trong mọi công trình, dù xây mới hay cải tạo, Paris huy động sự phối hợp của mọi đối tác : người dân, chủ đầu tư, chủ xây dựng, các nhà thiết kế phong cảnh… đồng thời tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật để thực hiện dự án. 

Cấp miễn phí hạt và cây giống

Trước hết, thành phố phát hành cuốn hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến các mái nhà có thể trồng cây được, các loại phương tiện giúp thực hiện dự án một cách hiệu quả. Tháng 06/2017, thành phố lập trang web Vegetalisons Paris (tạm dịch : Cùng làm xanh Paris), cầu nối giúp người dân chia sẻ kinh nghiệm và tìm hiểu dự án Thiên Nhiên 2014 - 2020 của đô trưởng Anne Hidalgo.

Mục tiêu của "Cùng làm xanh Paris", một trang web cộng tác, là giúp kết nối những người cùng quan tâm đến thực vật tại Paris để họ gặp gỡ, chia sẻ, đặt câu hỏi hoặc tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi muốn trồng cây xanh.

Có nghĩa là họ có thể gặp những người đã thực hiện một dự án trồng cây xanh để nhận được những lời khuyên hoặc thủ thuật. Ngoài ra, trên website còn có đường kết nối đến Maison du Jardinage (nhà làm vườn) và ParisCulteurs (người trồng vườn Paris) nếu như không tìm thấy đủ những thông tin họ cần.

Trang Vegetalisons Paris giống như kho báu Alibaba, người dân có thể tìm hiểu những dự án đã được thực hiện gần nhà, khám phá những khu vườn chung ở từng quận và chia sẻ dự án trồng cây. 

Chỉ cần một khoảnh đất dưới gốc cây trên hè phố, một thảm cỏ nhỏ, một khoảng trống trên tường nhà phía mặt phố, người dân có thể viết đơn xin phép trồng cây.  Có nhiều nơi để gieo hạt giống trồng cây ở một số khu vực công cộng, như dưới gốc cây.

Với trường hợp này, cần phải có giấy phép. Nhiều người đi thu nhặt các tấm pa-lét và trồng cây vào đó. Một số người khác thì trồng cây ngoài ban công, trên mái nhà nơi họ sinh sống, hoặc đơn giản là làm một góc vườn nhỏ bên cửa sổ. 

Để được trồng cây trên nóc nhà, người dân thường phải xin phép trước ban đại diện của tòa nhà để nghiên cứu về mức độ chịu đựng của nóc nhà. Vì không phải tòa nhà nào cũng có thể chịu được sức nặng, lối lên mái có thể không dễ dàng hoặc không được trồng cây trên mái nhà. Vì vậy, cần phải tìm hiểu trước những bước cần làm.

Chính vì vậy, chính quyền luôn khuyến cáo người dân khi muốn trồng cây trên mái nhà, phải luôn chú ý đến một số điểm như đa dạng sinh học, mối liên hệ xã hội, thẩm mỹ, bảo vệ tòa nhà… Một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật sẽ được cử đến khảo sát khu vực, kiểm tra khả năng thực hiện dự án và loại cây có thể trồng được. 

Chính sách khuyến khích trồng cây của chính quyền Paris còn được thể hiện ở việc cung cấp miễn phí hạt, củ giống hoặc cây giống ở vườn ươm của thành phố. Nếu không tìm được hạt giống mong muốn, người dân Paris có thể đăng rao vặt trên trang Vegetalisons Paris.

Họ có thể đăng tin tìm hoặc cho hạt giống. Cũng có người đăng thông báo cho thùng ủ phân hữu cơ. Họ cũng có thể đăng lên website dự án trồng cây. Ví dụ, một người dân Paris được phép trồng hoa ở dưới một gốc cây trước nhà, họ có thể thông báo ý định trồng cà chua, hoa sen đất (capucine)… vừa kêu gọi người chung sức, vừa xin lời khuyên của người khác, như về cách tưới cho từng loại cây.

Không thuốc trừ sâu, không phân hóa học

Xanh, sạch và bảo vệ thiên nhiên là những tiêu chí được đề cao trong quá trình phủ xanh Paris, có nghĩa là người dân không dùng thuốc trừ sâu, không dùng phân hóa học. Các hộ gia đình sống ở quận 2 và quận 12 của Paris đã được trang bị các bình chứa rác hữu cơ và động vật để chế biến thành phân bón tự nhiên. Tuy nhiên, Paris còn muốn tối ưu hóa quá trình tái chế rác thải hữu cơ nhờ các bình ủ phân hữu cơ (lombricomposteur).

Hiện Paris tặng miễn phí 500 bình ủ phân hữu cơ, và để nhận được, người dân phải đăng kí trên trang web. Những bình ủ phân hữu cơ là một hệ thống hoàn toàn khác. Loại bình này có nhiều tầng. Ở tầng thứ hai có rất nhiều giun đất, ở tầng thứ nhất, người ta để các loại rác hữu cơ (vỏ rau củ quả), cùng với thời gian, những con giun này tiêu hóa rác, cuối cùng người ta có được một loại phân hữu cơ dùng để bón cho cây trồng tại nhà, hoặc ngoài ban công hay trong khu vườn chung.  

“Mục tiêu 100 ha” được Paris đề ra ngày 11/01/2016 nhằm phủ xanh các công trình tại Paris và phát triển nông nghiệp đô thị. Trong vụ mùa đầu tiên năm 2016, các loại cây được ưu tiên trồng là cà chua, xà lách và nhiều loại rau tươi khác trên nóc nhà của 33 doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, như khách sạn Pullman, trụ sở của RATP - cơ quan quản lý phương tiện công cộng Paris và vùng Ile-de-France… 

Ví dụ như nóc của khách sạn Royal Monceau và khách hàng của khách sạn tư nhân này được nếm cây nhà lá vườn. Ngoài ra, còn có công ty khởi nghiệp Aéromate, giành chiến thắng trong cuộc thi ParisCulteurs mùa 1, đề xuất cung cấp các loại rau thơm trồng ở Paris, không bị tác động vì ô nhiễm, hoàn toàn ăn được.

Chỉ trong vòng vài tháng, hơn 4.000 cây thơm đã phủ xanh 490m2 mái của trung tâm y tế thuộc công ty RATP (quận 12 Paris) nhờ phương pháp thủy canh, được người Inca sử dụng từ xa xưa và được công ty khởi nghiệp Aéromate áp dụng. Các chậu cây được đặt trên một bệ nổi, còn rễ chìm trong dung dịch dinh dưỡng.

Theo Théo, kĩ sư nông nghiệp trẻ và là một trong ba sáng lập viên của Aéromate, phương pháp thủy canh cho phép tiết kiệm đến 90% lượng nước so với cách trồng bình thường và sản lượng gấp 3-4 lần so với canh tác trong đất, đồng thời không cần sử dụng đến thuốc trừ sâu, diệt cỏ. 

Aéromate thu hoạch theo đơn đặt hàng theo tiêu chí chu trình ngắn. Ngoài đáp ứng nhu cầu của nhân viên RATP, nông phẩm của họ còn được giao đến các nhà hàng hoặc các cửa hàng trong khu vực.

Đến vụ mùa 2017-2018, có thêm 41 đối tác mới tham gia và cây hoa bia trở thành đối tượng chính. Mục tiêu là trồng được 1km cây hoa bia để có thể sản xuất bia “Made in Paris”. Với bà Camille Lamelot, người đứng đầu dự án, đây là ý tưởng chưa từng có, có thể được gọi là tiên phong trên thế giới.

Tuy nhiên, để nếm được bia Made in Paris, người dân sẽ phải kiên nhẫn thêm một chút vì phải đến cuối tháng 8/2018, vụ thu hoạch hoa bia đầu tiên mới bắt đầu.

Không chỉ tỏ ra lạc quan về mục tiêu sắp đạt được, điều quan trọng là người dân ngày càng quan tâm đến không gian xanh và muốn cải thiện môi trường ở thủ đô. Chính quyền Paris ngày càng nhận được nhiều đơn xin trồng cây tại các khu vực công cộng.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.