Cách bảo vệ bản thân khỏi ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP HCM

Cách bảo vệ bản thân khỏi ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP HCM
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là ở 2 thành phố lớn Hà Nội và TP HCM.

Theo số liệu quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì mức độ bụi mịn (PM10 và PM2.5) ở ngưỡng cao, nồng độ NO2, CO có xu hướng tăng tại các nút giao thông vào giờ cao điểm.

Ô nhiễm không khí gây nên những tác động bất lợi cho cộng đồng, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo đến 99% dân số thế giới đã và đang sống ở những nơi không đáp ứng chất lượng không khí. Khi thường xuyên phơi nhiễm với ô nhiễm không khí gây tác động trực tiếp và lâu dài tới sức khỏe con người. Đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người có bệnh lý hô hấp và tim mạch, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây nên các bệnh đường hô hấp cấp, hen suyễn, đột quỵ và ung thư.

Chỉ số AQI (Air Quality Index) là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. Đây được coi là một thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí, cho biết không khí xung quanh ta là sạch hay ô nhiễm, ô nhiễm đến mức độ nào. Rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng càng cao khi chỉ số AQI càng lớn. Chỉ số AQI tập trung vào sự ảnh hưởng tới sức khỏe người dân có thể gặp trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi hít thở không khí ô nhiễm.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) khuyến nghị các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí như sau:

Chỉ số chất lượng không khí (AQI)

Khuyến nghị đối với người dân

Khuyến nghị đối với nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch)

51 – 100

Tham gia các hoạt động ngoài trời không hạn chế

- Giảm thời gian hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động quá sức

- Khi ra khỏi nhà thường xuyên đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách

101 – 150

- Giảm thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời.

- Hạn chế hoặc tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí như đường phố, các điểm giao cắt giao thông, các công trình xây dựng, khu vực sản xuất công nghiệp, làng nghề và các khu vực ô nhiễm khác.

- Hạn chế thời gian hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động quá sức. Tăng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động nhẹ nhàng.

- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường.

- Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đi khám ngay tại cơ sở y tế

151 - 200

- Hạn chế ra ngoài hoặc tham gia các hoạt động quá sức. Cần nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện các hoạt động với cường độ vừa phải.

- Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao.

- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm.

- Tránh các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động quá sức. Nên thực hiện các hoạt động như vận động, tập thể dục trong nhà.

- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đi khám ngay tại cơ sở y tế

201 - 300

- Tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài hoặc tham gia các hoạt động quá sức.

Khuyến khích thực hiện các hoạt động trong nhà.

- Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Nếu phải hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao nên sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn.

- Tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn.

- Nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà cần hạn chế tối đa thời gian thực hiện các hoạt động ngoài trời và sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn.

- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đi khám ngay tại cơ sở y tế

301 – 500

Tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn.

- Tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà.

- Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đi khám ngay tại cơ sở y tế

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...