'GỠ VƯỚNG' PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

Các vụ Phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đang tăng nhanh

Bà Nguyễn Trang Nhung - Phòng Xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài - Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) chia sẻ tại Hội thảo.
Bà Nguyễn Trang Nhung - Phòng Xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài - Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) chia sẻ tại Hội thảo.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tính đến tháng 5/2023, Việt Nam đã phải đối mặt với 228 vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM) đối với hàng hóa xuất khẩu. Trong đó, các mặt hàng thường xuyên bị điều tra là thép, gỗ, sợi…

'GỠ VƯỚNG' PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

Việt Nam phải đối mặt với 228 vụ PVTM

Tại TP HCM mới diễn ra hội thảo “Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và UKVFTA đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và những lưu ý cho doanh nghiệp”.

Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Trang Nhung - Phòng Xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài - Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, tính đến tháng 5/2023, Việt Nam đã phải đối mặt với 228 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu. Trong 6 năm gần đây nhất (tính từ năm 2017 đến nay) Việt Nam phải đối diện với 116 vụ việc. Trong đó, các mặt hàng thường xuyên bị điều tra là thép, gỗ, sợi…

Các vụ việc phòng vệ thương mại diễn ra nhiều nhất tại Mỹ với 53 vụ kiện, đứng thứ hai là Ấn độ với 30 vụ, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ với 25 vụ, Canada với 18 vụ; Australia với 18 vụ; EU với 14 vụ; Philippines với 13 vụ kiện.

Các loại vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu: điều tra chống bán phá giá đứng vị trí thứ nhất với 126 vụ, điều tra tự vệ đứng thứ hai với 46 vụ việc, thứ ba là điều tra về chống lẩn tránh với 33 vụ và điều tra chống trợ cấp với 23 vụ.

“Các vụ phòng vệ thương mại mà EU điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đã phải đối mặt với 6 vụ việc chống bán phá giá; 1 vụ việc chống trợ cấp; 1 vụ việc tự vệ; 6 vụ việc chống lẩn tránh. Các vụ tập trung vào các mặt hàng như: giày dép, xe đạp, sợi polyester tổng hợp, thép, mì chính, đèn huỳnh quang...”, bà Nguyễn Trang Nhung thông tin thêm.

Theo bà Trang Nhung, nguyên nhân các vụ kiện lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại là do sự xuất hiện của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs); việc tăng cường bảo hộ thương mại; áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, xung đột thương mại dẫn đến sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu, đã làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, truyền tải bất hợp pháp.

Để giảm thiểu thiệt hại, doanh nghiệp cần phối hợp với cơ quan điều tra

Chủ trương của Chính phủ là kiên quyết ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh bất hợp pháp biện pháp phòng vệ thương mại nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tham gia các FTA, bảo đảm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết trong WTO và các FTA đã ký kết, bảo vệ lợi ích của các ngành, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Toàn cảnh buổi Hội thảo.

Toàn cảnh buổi Hội thảo.

Về công tác ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi gian lận xuất xứ nhằm lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tăng cường công tác kiểm tra, đấu tranh với hành vi gian lận thương mại về xuất xứ; kiểm tra thực tế hàng hóa tại một số doanh nghiệp có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu; thường xuyên cập nhật danh sách cảnh báo sớm.

Cơ quan hải quan cũng đã tăng cường kiểm tra gian lận xuất xứ và xây dựng kế hoạch chi tiết nhằm tăng cường kiểm tra, phát hiện các vụ việc gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; thiết lập tiêu chí phân luồng kiểm tra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu có mặt hàng rủi ro cao; thực hiện kiểm tra ngay doanh nghiệp khi có dấu hiệu giao dịch xuất nhập khẩu tăng đột biến đối với những mặt hàng thuộc đối tượng nghi ngờ.

Về phía doanh nghiệp xuất khẩu, không tham gia, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, ngăn chặn, tránh để hành vi của một vài doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Theo bà Nguyễn Trang Nhung, với sự vào cuộc của Chính phủ, các Bộ, ngành, Hiệp hội, chính quyền địa phương và doanh nghiệp, nhiều vụ việc doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và tạo lợi thế xuất khẩu: EU, Canada, Australia, Mỹ,…

Thành công chứng minh Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu như Canada, Australia… 4/5 vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO kết thúc với kết quả tích cực cho Việt Nam. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp xuất khẩu không hợp tác với cơ quan điều tra thì mức thuế thường ở ngưỡng rất cao.

Cũng theo bà Trang Nhung, quá trình xử lý vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại còn gặp nhiều khó khăn do khác biệt về ngôn ngữ trong việc nghiên cứu, cung cấp thông tin; Hiểu biết của Doanh nghiệp về lĩnh vực phòng vệ thương mại còn hạn chế; Thông tin doanh nghiệp không cụ thể, rõ ràng.

Để ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, bà Nguyễn Trang Nhung cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục chủ động nâng cao năng lực phòng vệ thương mại (Quyết định số 1659/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới”.

Bên cạnh đó, cần trang bị những kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp; thường xuyên theo dõi, trao đổi thông tin với hiệp hội, nhà xuất khẩu và cơ quan quản lý nhà nước; dự trù việc thuê luật sư khi cần thiết; xem xét tham gia vụ việc một cách tích cực, đầy đủ; xây dựng hệ thống quản trị, kế toán đầy đủ và rõ ràng.

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Đọc thêm

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.

Sẽ thí điểm cách tính tiền điện mới?

Chi phí về cung ứng điện cho các khu công nghiệp thường cao hơn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -  Theo cách tính tiền mới được gọi là giá điện 2 thành phần thì ngoài phần phải chi trả cho giá điện sử dụng hàng tháng, khách hàng phải trả thêm giá công suất - tương tự như tiền thuê bao mà các mạng viễn thông vẫn đang áp dụng. Giá điện 2 thành phần được tính ra sao?

Giá xăng sẽ tăng tiếp vào chiều nay?

Giá xăng dự báo tăng lần thứ tư liên tiếp vào chiều nay (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Sáng nay, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng.Giá xăng trong nước cũng được dự báo tăng lần thứ tư liên tiếp vào chiều nay, đưa mức giá lên trên 25.000 đồng/lít.

Giá dầu giảm phiên đầu tuần

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Mở đầu phiên giao dịch sáng nay, 8/4, giá dầu thô thế giới quay đầu giảm, sau khi tăng mạnh vào tuần qua. Hiện giá dầu Brent giảm còn 90,23 USD/thùng, dầu WTI giảm về mức 86 USD/thùng.

Thương mại điện tử Cà Mau thăng hạng

Thương mại điện tử Cà Mau thăng hạng
(PLVN) - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận và đánh giá, thương mại điện tử tỉnh Cà Mau đã và đang có những bước phát triển. Năm 2023, thương mại điện tử (TMĐT) Cà Mau xếp hạng 40/63 tỉnh, thành, tăng 7 bậc so với năm trước đó...

Giá xăng trong nước có thể tăng lần thứ 3 liên tiếp vào chiều nay

Giá xăng có thể tăng vào chiều nay. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Sáng nay, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng cao. Giá xăng trong nước cũng được dự báo tăng vào chiều nay, nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) thì giá xăng trong nước có thể tăng từ 190-300 đồng/lít. Còn giá dầu diesel có khả năng tăng 310 đồng/lít.