Các trường Hà Nội không được gợi ý phụ huynh đóng góp phục vụ kỳ thi

0:00 / 0:00
0:00
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các trường tuyệt đối không được gợi ý cha mẹ học sinh hỗ trợ, đóng góp phục vụ các kỳ thi và tuyển sinh dưới bất kỳ hình thức nào.

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, thời điểm này, các trường học trên địa bàn Thủ đô đang triển khai kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đúng quy định của UBND thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo tiến độ chung, các nhà trường sẽ hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25-5-2022; kết thúc năm học trước ngày 31/5/2022.

Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 và tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2022-2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức các kỳ thi và tuyển sinh năm 2021, lưu ý nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Các nhà trường cần cử cán bộ, giáo viên, nhân viên có năng lực, phẩm chất tốt để tham gia công tác coi thi, chấm thi, thanh tra thi… theo quyết định phân công của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; đồng thời, chủ động rà soát, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kỳ thi.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh để sắp xếp thời gian cho học sinh ôn tập hợp lý, đặc biệt quan tâm tới học sinh lớp 9 và lớp 12; bảo đảm tổ chức ôn tập hiệu quả nhưng không gây quá tải; quản lý chặt chẽ học sinh trong dịp cuối năm học.

Đặc biệt, các nhà trường tuyệt đối không được gợi ý cha mẹ học sinh hỗ trợ, đóng góp phục vụ các kỳ thi và tuyển sinh dưới bất kỳ hình thức nào.

Theo kế hoạch, công tác tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2022-2023 tại Hà Nội sẽ diễn ra từ đầu tháng 7-2022 theo hình thức trực tuyến và trực tiếp. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022-2023 diễn ra trong hai ngày 18 và 19/6/2022.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông diễn ra trong hai ngày 7 và 8/7/2022.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.