Các tổ chức tín dụng có được phép thu giữ, thu hồi tài sản đảm bảo?

Các tổ chức tín dụng có được phép thu giữ, thu hồi tài sản đảm bảo?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thời gian qua, việc thu hồi tài sản đảm bảo hay còn gọi là xử lý nợ của một số tổ chức tín dụng đã được dư luận đặc biệt quan tâm, chú ý và câu hỏi đặt ra là dựa trên những căn cứ pháp lý nào mà các tổ chức tín dụng có quyền thu giữ, thu hồi tài sản đảm bảo?

Quyền thu giữ, thu hồi tài sản bảo đảm đối với bên cho vay

Xử lý tài sản bảo đảm là một thủ tục khá quan trọng trong toàn bộ quá trình tồn tại của giao dịch bảo đảm. Thủ tục này xuất hiện với tư cách là kết quả của quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng trước đó.

Để thực hiện, hầu hết các phương thức xử lý này đều cần có sự chuyển giao tài sản từ bên bảo đảm sang cho bên nhận bảo đảm để bên nhận bảo đảm có thể chủ động tiến hành các phương thức xử lý đã thỏa thuận. Tuy nhiên trên thực tế việc chuyển giao tài sản bảo đảm này không phải khi nào cũng thực hiện được hoặc dễ dàng thực hiện được bởi phụ thuộc phần lớn vào ý chí của bên bảo đảm.

Theo đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bên nhận bảo đảm, pháp luật đã có quy định rõ ràng về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của các Tổ chức tín dụng với một số điều kiện nhất định (chi tiết tại Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng).

Đối với các tổ chức nhận tài sản bảo đảm khác như các tổ chức kinh doanh dịch vụ cầm đồ hay các tổ chức có giao dịch cho vay không thường xuyên để tối ưu dòng tiền mà có nhận tài sản bảo đảm thì pháp luật chưa có các quy định rõ ràng trong hoạt động thu giữ, thu hồi này.

Tuy nhiên xét về góc độ lý luận và kết hợp giữa các văn bản quy phạm liên quan thì có thể nhận thấy pháp luật đang không cấm và các tổ chức nhận bảo đảm khác có thể vận dụng quyền thu giữ, thu hồi một cách linh hoạt để thực hiện hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của mình.

Theo Quy định chung về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân trong giao dịch dân sự. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 2 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Còn tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.”

Như vậy pháp luật đã có các quy định rõ ràng và công nhận mọi thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội đều có hiệu lực và được các chủ thể khác tôn trọng.

Đây là một trong các nguyên tắc cơ bản được pháp luật công nhận, theo đó nếu các Bên trong quan hệ bảo đảm có thỏa thuận về biện pháp xử lý tài sản bao gồm quyền thu giữ, thu hồi thì việc thỏa thuận này hoàn toàn không trái các quy định pháp luật và được các chủ thể khác tôn trọng.

Quy định về quyền thu giữ, thu hồi tài sản bảo đảm

Quy định tại Điều 307 BLDS 2015 có nêu về việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. Dù không nêu rõ quyền được thu giữ, thu hồi tài sản của bên nhận bảo đảm nhưng BLDS đã có quy định trong việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản đã bao gồm chi phí thu giữ, thu hồi tài sản bảo đảm.

Theo đó có thể thấy phải xuất phát từ việc được thu giữ, thu hồi tài sản thì bên nhận bảo đảm nói chung và các tổ chức cầm đồ chuyên nghiệp nói riêng mới được phép trừ đi số tiền là chi phí của việc thu giữ, thu hồi trong việc thu hồi giá trị khoản vay đã cấp. Có chăng, pháp luật đang “ngầm thừa nhận” quyền này của bên nhận bảo đảm?

Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 164 BLDS 2015 quy định:Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

Trong quan hệ bảo đảm, các tổ chức cầm đồ chuyên nghiệp (bên nhận bảo đảm) là chủ thể có quyền đối với tài sản. Cụ thể là quyền chiếm hữu tài sản, căn cứ các quy định tại Điều 179 và Điều 188 Bộ luật dân sự 2015; Điều 49 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.

Khi xảy ra trường hợp vi phạm nhưng bên bảo đảm không tự nguyện bàn giao tài sản theo yêu cầu (phát sinh từ quyền cho bên bảo đảm mượn tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm – quy định tại Khoản 3 Điều 314 BLDS 2015) sẽ đồng nghĩa với việc bên bảo đảm đang xâm phạm quyền chiếm hữu đối với tài sản của bên nhận bảo đảm.

Vì vậy bên nhận bảo đảm có quyền sử dụng những biện pháp không trái với quy định pháp luật để bảo vệ quyền chiếm hữu của mình bao gồm các biện pháp được thỏa thuận với bên bảo đảm tại Hợp đồng bảo đảm mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm khi tiến hành xử lý, trong đó có biện pháp thu giữ, thu hồi tài sản.

Theo các quy định pháp luật hiện tại, không có bất kỳ quy định nào cấm việc bên nhận bảo đảm được quyền thu giữ, thu hồi tài sản để xử lý thu hồi nợ. Do đó việc các tổ chức cầm đồ chuyên nghiệp thực hiện biện pháp thu giữ, thu hồi tài sản là không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội, không trái với quy định pháp luật và có có căn cứ để thực hiện.

Lưu ý rằng, để có căn cứ thực hiện thì bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm phải có sự thống nhất về việc thu giữ, thu hồi này trong hợp đồng bảo đảm.

Như vậy từ các phân tích, trích dẫn trên có thể nhận thấy, mặc dù pháp luật không quy định rõ quyền thu giữ, thu hồi tài sản bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm ngoài tổ chức tín dụng nhưng việc các tổ chức này thực hiện việc thu giữ, thu hồi tài sản cũng không vi phạm bất kỳ quy định pháp luật nào và có cơ sở để áp dụng linh hoạt trên thực tế.

Đọc thêm

Khách sạn Renaissance chuẩn bị chào đón sự trở lại của Ngày Hội Khám Phá Toàn Cầu 2024

Khách sạn Renaissance chuẩn bị chào đón sự trở lại của Ngày Hội Khám Phá Toàn Cầu 2024
(PLVN) - Renaissance hotels, một trong những thành viên thuộc danh mục toàn cầu của Marriott Bonvoy với hơn 30 thương hiệu khách sạn độc đáo, đang chuẩn bị chào đón Ngày Hội Khám Phá Toàn Cầu (Global Day of Discovery) lần thứ 10 diễn ra vào ngày 19/11/2024. Nhân dịp đặc biệt này, hơn 170 khách sạn Renaissance trên toàn thế giới sẽ tái hiện chương trình “Evenings at Renaissance ” - Những buổi tối thú vị tại Renaissance, thông qua “Evenings Market” - một phiên chợ đêm sống động, nơi tôn vinh các nhà bán lẻ và doanh nghiệp địa phương.

Lễ ký kết hợp tác phát triển du lịch Việt Nam - Hàn Quốc tại Dự án Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort

Lễ ký kết hợp tác phát triển du lịch Việt Nam - Hàn Quốc tại Dự án Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort
(PLVN) - 6 đại lý lữ hành uy tín hàng đầu Hàn Quốc đã có mặt tại Việt Nam để hiện thực hóa quyết tâm đưa dự án Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort (vị trí tại xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) trở thành điểm đến du lịch - nghỉ dưỡng lý tưởng, thu hút du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là với du khách Hàn Quốc.

Khám phá lý do dự án Peninsula Da Nang 'cháy hàng' trên thị trường

Khám phá lý do dự án Peninsula Da Nang 'cháy hàng' trên thị trường
(PLVN) - Peninsula Da Nang - Viên ngọc quý bên bờ sông Hàn vừa tạo sức nóng trên thị trường bất động sản Đà Nẵng. Chỉ trong vòng ba tháng ngắn ngủi, dự án này đã thu hút một lượng khách hàng kỷ lục, với số lượng đặt chỗ và giao dịch tăng vọt đến chóng mặt. Vậy điều gì đã khiến Peninsula Da Nang trở thành tâm điểm của giới đầu tư và những người đang tìm kiếm không gian sống đẳng cấp?

Nhờ đâu Hoa sen Group đạt lợi nhuận sau thuế hơn 500 tỷ đồng?

Nhờ đâu Hoa sen Group đạt lợi nhuận sau thuế hơn 500 tỷ đồng?
(PLVN) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất niên độ tài chính (NĐTC) 2023-2024 (từ ngày 1/10/2023 đến ngày 30/9/2024). Theo đó, trong NĐTC 2023-2024, doanh thu hợp nhất đạt 39.272 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 510 tỷ đồng.

Từ đất Việt ra thế giới: Câu chuyện thành công của GC Food và nha đam Việt Nam

Từ đất Việt ra thế giới: Câu chuyện thành công của GC Food và nha đam Việt Nam
(PLVN) - GC Food đã ghi dấu ấn với sự thành công vượt bậc trong việc đưa sản phẩm nha đam Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế. Nhà sản xuất nha đam số 1 Việt Nam cũng vừa được công nhận là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024 . Đây chính là sự công nhận xứng đáng cho cho hành trình phát triển bền vững và tâm huyết của GC Food với nông sản Việt, từ cánh đồng trong nước đến các thị trường quốc tế.

Sôi động giải thể thao liên hệ thống trường iSchool, UKA và IEC Olympics 2024

Sôi động giải thể thao liên hệ thống trường iSchool, UKA và IEC Olympics 2024
(PLVN) - Giải thể thao liên hệ thống iSCHOOL, UKA & IEC OLYMPICS 2024 với chủ đề “Rise to the Challenge - Chinh phục Thách thức” vừa khép lại vòng chung kết miền Trung và miền Nam. Đây là lần đầu tiên hệ thống các trường iSchool, UK Academy và IEC tổ chức sự kiện thể thao quy mô toàn quốc, thu hút gần 2.000 học sinh các cấp và phụ huynh tham dự, tạo nên một sân chơi lớn để các em học sinh chinh phục thử thách và khám phá tiềm năng bản thân qua đa dạng các môn thể thao.

Bám sát định hướng phát triển bền vững, SHB lãi hơn 9.000 tỷ đồng trong 9 tháng

Bám sát định hướng phát triển bền vững, SHB lãi hơn 9.000 tỷ đồng trong 9 tháng
(PLVN) - Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024. Bên cạnh phát triển hoạt động kinh doanh, Ngân hàng tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, ủng hộ người nghèo, xóa nhà tạm theo chủ trương của Chính phủ, thực hiện tốt trách nhiệm cộng đồng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

MSB công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024

MSB công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024
(PLVN) - Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm với các kết quả khả quan. Điểm nhấn 9 tháng đến từ tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng mẹ, đạt 15,11%, nhờ sự đa dạng các giải pháp tín dụng, đặc biệt trên môi trường số. Ngân hàng cũng đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỷ đồng.

Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch

Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
(PLVN) - Vietjet và Emirates đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mở rộng kết nối giữa các thành phố lớn của Việt Nam và Dubai, UAE, cũng như các điểm đến toàn cầu, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - UAE. Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy du lịch và thương mại giữa hai quốc gia, mở ra cơ hội hợp tác kinh tế và giao thương.