Các tỉnh miền núi phía Bắc khẩn trương phòng, chống thiên tai

Sạt lở đất là một trong những loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn đối với các tỉnh miền núi phía Bắc mỗi mùa mưa lũ. Ảnh: Tổng cục PCTT.
Sạt lở đất là một trong những loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn đối với các tỉnh miền núi phía Bắc mỗi mùa mưa lũ. Ảnh: Tổng cục PCTT.
(PLVN) - Trước mùa mưa bão 2019, các tỉnh miền núi phía Bắc đã khẩn trương chuẩn bị các phương án phòng, chống thiên tai (PCTT), trong đó phương châm “4 tại chỗ” được cho là hiệu quả và giảm thiểu rủi ro thiệt hại. 

Lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm

Phát biểu tại hội nghị PCTT khu vực miền núi phía Bắc mới đây, ông Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho rằng, với đặc thù các tỉnh miền núi phía Bắc, thiên tai mưa lũ kèm theo sạt lở, lũ quét đã gây thiệt hại lớn cả về người và tài sản.

Theo ông Khánh, mô hình các đội xung kích tại các làng, bản cần được duy trì thường xuyên để giảm thiểu rủi ro và thiệt hại. Ông Khánh nói: “Trực tiếp là người dân địa phương, tổ đội xung kích không chỉ cảnh báo mà còn trực tiếp di dời, tham gia cứu nạn khi xảy ra thiên tai đã cho thấy hiệu quả của mô hình này, đồng thời phương châm “4 tại chỗ” cũng được phát huy tối đa”.

Đồng tình với ý kiến này, ông Lò Minh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cũng cho rằng, không chỉ Lai Châu, Yên Bái mà hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Bắc Kạn, Lào Cai... khi xảy ra thiên tai đều rất nặng nề vì địa hình chia cắt lớn, lại hiểm trở. Tuy nhiên, ông Hùng băn khoăn về kinh phí để duy trì và có cơ chế cho lực lượng này.

Trước băn khoăn của các địa phương, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương (TƯ) về PCTT cho biết, kinh phí PCTT hiện giao trực tiếp cho các địa phương để chủ động (cấp tạm khoảng 1000 tỷ đồng - PV).

“Nếu Nghị định 94 của Chính phủ còn bất cập, chúng tôi sẽ đề xuất sửa đổi cho phù hợp. Hơn nữa, BCĐ TƯ về PCTT đã đề xuất, kinh phí PCTT UBND tỉnh chỉ giữ 60%, UBND huyện là 20% và cấp xã là 20%. Số tiền có thể không lớn nhưng sẽ dùng để chi trả cho lực lượng xung kích làm nhiệm vụ và duy trì lực lượng này. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc rồi”- Thứ trưởng Hiệp cho hay.

Liên quan đến chế độ, cơ chế cho lực lượng xung kích, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp giao Tổng cục PCTT, Bộ NN&PTNT làm việc với Bộ Lao động  - Thương binh và Xã hội để tìm giải pháp cụ thể.  Hiện Hà Giang là địa phương có 100% các xã, thôn có đội xung kích, Thứ trưởng Hiệp cho biết, đến năm 2020, phấn đấu 100% xã, thôn có đội xung kích…

Tăng cường thông tin tới người dân 

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng lưu ý: “Để làm tốt công tác tuyên truyền, cảnh báo tới người dân thì một việc rất nhỏ thôi mà địa phương nào cũng phải làm được. Đó là cắm biển cảnh báo các khu vực sạt lở, nguy hiểm để người dân biết được.

Ngoài ra, chúng ta phải thông tin kịp thời, chính xác đến các trưởng thôn, trưởng bản trong trường hợp cần thiết, người dân biết nơi trú ẩn an toàn, nơi di dân tránh lũ... Nếu địa phương nào để xảy ra thiệt hại do thiên tai mà do chủ quan, lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ”.

Nhằm tăng cường hiệu quả trong việc sử dụng công nghệ và mạng xã hội để phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, giúp người dân nhanh chóng cập nhật thông tin về cảnh báo, dự báo, chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra… BCĐ TƯ về PCTT phối hợp với đại diện Facebook tại Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật hướng dẫn kỹ năng về công nghệ ứng dụng mạng xã hội Facebook trong truyền thông về PCTT cho các cán bộ Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn  thuộc 18 tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. 

Sau đợt tập huấn này, Facebook sẽ tiếp tục hỗ trợ BCĐ TW về PCTT có các lớp đào tạo, tập tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ của Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn khu vực vùng miền trong cả nước.

Đại diện Facebook khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ: “Việc duy trì mạng xã hội khi tham gia PCTT, Facebook cho rằng, trước hết nhằm tránh hoảng loạn trong cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại đến mức tối thiểu. Tại Việt Nam, Facebook hy vọng sẽ kết nối, chia sẻ thông tin tốt về PCTT khi mà mạng internet tại Việt Nam rất phát triển, điện thoại thông minh cũng được phổ biến”. 

Trước mùa mưa bão năm 2019, ông Phạm Văn Vương (Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình) thông tin về công tác phát điện, điều tiết nước cho hạ du của Thủy điện Hòa Bình.

Thưa ông, Thủy điện Hòa Bình đã có chuẩn bị như thế nào trước mùa mưa bão năm nay?

- Công ty Thủy điện Hòa Bình đã chuẩn bị tốt mọi công tác phòng lũ. Thứ nhất, về phần thiết bị công trình, đặc biệt là công trình xả lũ chúng tôi đã sửa chữa, kiểm tra an toàn để đảm bảo cho việc xả lũ không có bất kỳ vấn đề gì; Thứ hai, về khai thác mực nước hồ, hiện chúng tôi đang duy trì ở mức 91m, so với thời điểm mọi năm là thấp hơn 12m để sẵn sàng đón lũ về.

Về hệ thống cảnh báo tại hạ du được tiến hành ra sao, thưa ông?

-Về công tác điều hành xả lũ, chúng tôi thực hiện đầy đủ theo quy trình. Đối với hệ thống cảnh báo lũ, phía công ty đã kiểm tra toàn bộ 7 điểm cảnh báo phía hạ du đều không có vấn đề gì.

Bên cạnh đó, quá trình phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được công ty thực hiện tốt, đều đặn, có quy chế phối hợp để đảm bảo an toàn. Trong quá trình xả lũ, Công ty thực hiện nghiêm việc đóng mở cửa xả theo quy trình đã được thông báo trước đó, không để nước lên quá nhanh, ảnh hưởng tới hạ du mà trực tiếp là ngay dưới thủy điện Hòa Bình.

Các công trình ở hạ du có thể ảnh hưởng sạt lở, Công ty cùng với BCĐ PCTT tỉnh Hòa Bình đi kiểm tra, rà soát các vị trí trọng yếu, đặc biệt là khu dân cư. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.

Ông có thể cho biết việc áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm chủ động ứng phó với mưa lũ?

-Nhằm rút kinh nghiệm so với các năm trước đó để vừa thực hiện việc phát điện, vừa điều tiết nước cho hạ du, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã cho phép chúng tôi áp dụng hệ thống đo mưa tự động trên lưu vực lòng hồ để chủ động trong việc đo mực nước, lượng nước. Đối với hệ thống camera giám sát, Công ty đã lắp đặt, việc truyền hình ảnh, thông tin về trung tâm đã được kiểm định chức năng, chất lượng tốt.   

Đọc thêm

Tết xanh - tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Trào lưu Tết Nguyên đán thân thiện môi trường, từ trang trí, ẩm thực đến lối sống, đang được đón nhận ở nhiều quốc gia. (Ảnh: Kevin Malik/Cold Tea Collective)
(PLVN) - Từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, xu hướng Tết xanh không chỉ là cách tiết kiệm mà còn là biểu hiện của trách nhiệm với thiên nhiên và thế hệ tương lai. Đây là cơ hội để mỗi quốc gia, mỗi gia đình nhìn lại cách tổ chức Tết của mình và tìm cách cân bằng giữa truyền thống và hiện đại.

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 12/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn chịu tác động của không khí lạnh, trời rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất tại Bắc Bộ có nơi dưới 3 độ C; riêng Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 9 độ C.

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn
(PLVN) - Đỉnh núi Lảo Thẩn, xã Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) chiều nay, 11/1, xuất hiện băng tuyết phủ kín núi rừng và cây cỏ, tạo nên cảnh quan kỳ vĩ thu hút sự chú ý của du khách và người yêu thích khám phá...

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 11/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 11/1, miền Bắc trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 3 độ C. Nhiệt độ ở Hà Nội dao động trong khoảng 9-18 độ C...

Phân loại rác tại nguồn - 'khó chồng khó' mùa cận Tết

Phân loại rác tại nguồn không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là trách nhiệm cộng đồng để bảo vệ môi trường. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Phân loại rác tại nguồn là yêu cầu bắt buộc từ ngày 1/1/2025 theo Luật Bảo vệ môi trường, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai vẫn còn nhiều trở ngại lớn, đặc biệt khi bước vào dịp lễ hội cận Tết với lượng rác thải tăng đột biến.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2023: Đề xuất tăng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn

Thu gom vỏ thuốc BVTV tại một cánh đồng ở Long An. (Ảnh: Trần Mừng)
(PLVN) -Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hai năm một lần với từng chủ đề riêng, như môi trường không khí, môi trường nước, chất thải...

Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số đô thị lớn, từ Hà Nội đến TP HCM, ngày càng nhức nhối trong những năm gần đây. Đã là ô nhiễm, ai cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero: Hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đối tượng và sự quyết tâm của toàn xã hội. Thực hiện thành công Chương trình không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo vệ môi trường trong tương lai…