Các quốc gia “tìm đường...cứu” du lịch

Các nước phát huy triển lãm du lịch trực tuyến, công nghệ số để thu hút khách du lịch khi hết dịch Covid -19.
Các nước phát huy triển lãm du lịch trực tuyến, công nghệ số để thu hút khách du lịch khi hết dịch Covid -19.
(PLVN) - Không khí đi du lịch của các du khách đón Giáng sinh cũng như chào năm mới 2021 tại các nước ảm đạm khi “bóng ma” Covid-19 vẫn chưa biến mất. Ngành du lịch các nước trầm lắng, thiệt hại nặng nề về kinh tế và nhân sự. Để "cứu" ngành du lịch, một số quốc gia đã “tìm đường” với nhiều cách khác nhau để chờ đón “cơn bão” du khách khi tan dịch… Covid-19.

Phát huy triển lãm du lịch trực tuyến, công nghệ số

Tháng 11 vừa qua, ngành du lịch và dịch vụ lữ hành Singapore chào đón triển lãm thương mại du lịch quốc tế đầu tiên diễn ra tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương kể từ khi Covid-19 bùng phát. 

TravelRevive là triển lãm thương mại du lịch quốc tế do Tổng cục Du lịch Singapore và Messe Berlin Singapore phối hợp tổ chức tại Trung tâm Hội nghị & Triển lãm Sands. Để tổ chức TravelRevive, Singapore đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của các gian hàng và đại biểu tham dự.

Nhiều biện pháp khác nhau đã được áp dụng để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của người tham dự TravelRevive như sử dụng TraceTogether để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy vết dịch cho du khách quốc tế; Ra mắt ứng dụng nhật ký trực tuyến để sắp xếp các cuộc họp 1-1 an toàn giữa các nhà triển lãm và người mua.

Singapore nối lại hoạt động du lịch giải trí theo từng giai đoạn. Những lộ trình này bao gồm các chuyến tham quan trực tuyến với loạt trải nghiệm thực tế mà các đại biểu có thể tham gia từ phòng khách sạn, tham quan bảo tàng tư nhân và thậm chí là ghé thăm Kelong- nhà bè gỗ trên mặt nước được dùng để nuôi cá.

Trong khuôn khổ chương trình “Kiến tạo trải nghiệm an toàn và đổi mới cho du khách”, Tập đoàn Sân bay Chang đã phát triển một mô hình hoạt động mang tên “Hỗ trợ Du lịch An toàn”. Đây là một công cụ trực tuyến giúp du khách quản lý chuyến đi với danh sách tùy chỉnh gồm các yêu cầu cần thực hiện trước khi nhập cảnh Singapore.

Các lịch trình an toàn, bao gồm những chuyến tham quan bảo tàng riêng tư và các lịch trình du lịch ảo đã được sắp xếp cho các đại biểu nước ngoài, những người cần phải tiến hành xét nghiệm trong một vài ngày sau sự kiện bên cạnh các xét nghiệm bắt buộc trong sự kiện.

Giám đốc Điều hành Tổng cục Du lịch Singapore về triển lãm và hội nghị - ông Andrew Phua cho biết: “Không chỉ đơn thuần là nối lại du lịch một cách an toàn và bền vững, Singapore sẽ đi tiên phong trong một số lĩnh vực để dẫn đầu việc đổi mới du lịch toàn cầu, đặc biệt là trong nhanh du lịch hội nghị”.

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam cũng vừa tổ chức “Hội chợ du lịch trực tuyến Korea Mice Expo 2020” và chương trình “Đêm Hàn Quốc - Korea Night 2020” vào cuối tháng 11 tại Hà Nội và TP. HCM.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc, năm 2019, số lượng khách du lịch Việt Nam đến với Hàn Quốc đạt hơn 553 nghìn lượt, tăng hơn 20% so với năm 2018. Đây thực sự là những con số biết nói, khẳng định sự quan trọng của thị trường Việt Nam đối với du lịch Hàn Quốc. Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc cũng trở thành thị trường quan trọng thứ 2, sau Trung Quốc đối với du lịch Việt Nam. 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch toàn cầu nói chung và du lịch Hàn Quốc nói riêng, các hoạt động giao lưu, quảng bá và xúc tiến du lịch Hàn Quốc của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc dần chuyển sang các nền tảng trực tuyến và sử dụng công nghệ số.

Nằm trong chuỗi hoạt động nhằm kết nối lại giao lưu du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc, chương trình “Đêm Hàn Quốc - Korea Night 2020” cũng được tổ chức với sự tham gia của gần 40 đơn vị báo chí, truyền thông và 70 công ty du lịch tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình giới thiệu các không gian du lịch MICE nổi bật tại Hàn Quốc, các điểm mới của du lịch xứ Kim Chi và đặc biệt là các hoạt động quảng bá và xúc tiến của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc trong giai đoạn khôi phục thị trường hiện nay. 

Ông Park Jong Sun - Trưởng Đại diện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: “Năm 2020 là một năm khó khăn với ngành du lịch trên toàn cầu và các đơn vị du lịch đều bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy, những sự kiện như Hội chợ Korea Mice Expo và chương trình Đêm Hàn Quốc 2020 được KTO kỳ vọng là những hoạt động nhằm thúc đẩy và giúp hồi phục thị trường du lịch trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian sắp tới, Tổng cục Du lịch Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động quảng bá tại Việt Nam để xúc tiến lại thị trường và đồng hành với công ty du lịch ngay sau khi du lịch quốc tế mở cửa.

Thiết lập “bong bóng du lịch”

Chương trình kết nối giữa Việt Nam với các đối tác du lịch Thái Lan  Malaysia và Singapore được diễn ra tại Đà Nẵng (Việt Nam).

Chương trình gặp gỡ trực tuyến Thái Lan do Trung tâm Xúc tiến Du lịch TP. Đà Nẵng phối hợp với Tổng cục Du lịch Thái Lan tại TP.HCM  tổ chức với sự tham gia của 24 doanh nghiệp lữ hành Thái Lan. Chương trình Gặp gỡ trực tuyến đến các thị trường trọng điểm dự kiến phục hồi sớm, có khả năng mở lại đường bay vào đầu năm 2021.

Là quốc gia có 20% GDP từ du lịch, nguồn thu từ du lịch nội địa không thể lấp đầy lỗ hổng quá lớn của du lịch quốc tế, Tổng cục Du lịch Thái Lan đã lên kế hoạch phục hồi du lịch quốc tế, nổi bật là việc thiết lập “bong bóng du lịch”. 

“Trong giai đoạn tập trung thị trường khách nội địa để giúp du lịch Đà Nẵng vượt khó, chúng tôi vẫn duy trì kết nối với các thị trường quốc tế thông qua các cuộc gặp đối tác từ xa, các chương trình gặp gỡ trực tuyến để cập nhật diễn biến Covid-19 tại điểm đến và các biện pháp du lịch an toàn. Chúng tôi kì vọng du lịch quốc tế sẽ sớm quay lại từ Quý II/2021 như kịch bản khôi phục lạc quan nhất của ngành du lịch”, bà Mai Thị Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng chia sẻ.

Các thị trường nằm trong kế hoạch kết nối gồm hai nhóm chính là Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Singapore) và Đông Bắc Á (Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). 

Hồi tháng 6/2020, chính quyền Thái Lan đã công bố khoản trợ cấp 722 triệu USD để thúc đẩy du lịch nội địa, trong khi Singapore tung các chiến dịch quảng bá du lịch địa phương rộng rãi.

Chương trình sẽ truyền thông điểm đến an toàn với chiến dịch quảng bá “Du lịch an toàn vì sức khỏe” và việc thực hiện cam kết trong toàn ngành du lịch về các biện pháp phòng chống Covid-19 trong môi trường làm việc và đảm bảo an toàn cho du khách.

Riêng đối với thị trường Nhật Bản, Hội thảo Du lịch Nhật Bản Du lịch Nhật Bản dự kiến tiếp cận 1000 khách mời, tối đa lên đến 3000 khách mời. Sự kết nối giữa 02 thị trường Nhật Bản - Việt Nam có thể sớm trở lại, bắt đầu từ giao thương song phương. Các công ty lữ hành lớn nhất Nhật Bản đánh giá nhu cầu du lịch outbound toàn cầu vẫn rất lớn, tuy nhiên cần được hướng đến chất lượng. Theo đó, các hãng lữ hành sẽ tập trung vào kinh doanh giao lưu quốc tế, bao gồm các chuyến tham quan học tập của giới trẻ, thời gian lưu trú dài cần được thiết kế riêng. Các hãng lữ hành còn tận dụng công nghệ để nắm bắt nhu cầu của khách hàng và cá nhân hóa các lựa chọn du lịch, đưa ra các gói dịch vụ công tác trọn gói bao gồm xét nghiệm và cách ly khách sạn cho khách công vụ.

Trước đó, tháng 7/2020, Traveloka - ứng dụng du lịch trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á - tuyên bố đã huy động được 250 triệu USD để giúp củng cố hoạt động trong bối cảnh tình hình du lịch nội địa đang bắt đầu khởi sắc tại khu vực 650 triệu dân này. Vòng huy động vốn trước đó của Traveloka đã thu hút hãng du lịch Expedia của Mỹ, nhà bán lẻ trực tuyến JD.com của Trung Quốc và quỹ GIC Pte Ltd của Singapore.

Hoạt động của Traveloka trong thời gian qua đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, khi nhiều nước Đông Nam Á đóng cửa biên giới và áp đặt các lệnh phong tỏa, qua đó giáng đòn mạnh vào ngành du lịch đang bùng nổ trong khu vực. Công ty khởi nghiệp này đã buộc phải cắt giảm nhân sự và giải thể chi nhánh kinh doanh khách sạn Airy Rooms tại Indonesia. 

Tuy nhiên, khi các hạn chế đi lại nội địa tại nhiều quốc gia trong khu vực bắt đầu được dỡ bỏ, Traveloka đã nhìn thấy sự phục hồi đáng khích lệ tại các thị trường trọng điểm của mình.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.