Các quận, huyện triển khai xây dựng kế hoạch lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050 thế nào?

(PLVN) - Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội được giao nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ để xin ý kiến, tiếp thu hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và dự kiến trình các cấp có thẩm quyền vào tháng 10-11/2023. Vậy các quận, huyện đã và đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch lập quy hoạch chung Thủ đô thế nào?
Một góc của Trung tâm Thủ đô Hà Nội.
Một góc của Trung tâm Thủ đô Hà Nội.

Cuối tháng 7/2023, UBND TP Hà Nội có Thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố tại Hội nghị triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thông báo có nội dung, lãnh đạo TP Hà Nội giao nhiệm vụ cho các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, Thị xã của Thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô, phân công nội dung công việc cho từng cá nhân chủ trì, lãnh đạo phụ trách.

Để có bản Quy hoạch Thủ đô Hà Nội chất lượng, đúng theo tinh thần được ghi trong Nghị quyết IV của Bộ chính trị theo hướng "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" thì vai trò góp ý, đề xuất của các ngành, các địa phương đóng vai rất quan trọng, vì sâu sát/đề xuất được vấn đề cốt lõi của lĩnh vực, địa phương.

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với đại diện một số quận, huyện của Hà Nội về việc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo thành phố giao liên quan đến công tác lập Quy hoạch Thủ đô.

Đại diện quận Hà Đông cho biết, Hà Đông là một trong những quận diện tích lớn, dân số đông của Hà Nội. Những năm gần đây quận có những bước tiến phát triển đột phá ở nhiều lĩnh vực. Với mong muốn Hà Đông tiếp tục phát triển toàn diện, xứng tầm với lợi thế và tiềm năng sẵn có, UBND quận đã xây dựng kế hoạch bài bản về công tác lập Quy hoạch và đề xuất các quan điểm phát triển, mục tiêu chủ yếu, các định hướng ưu tiên để tích hợp vào Quy hoạch chung Thủ đô.

Cụ thể, quận đề xuất bổ sung quỹ đất phát triển đô thị trong khu vực các phường thuộc khu vực hành lang xanh; bổ sung quỹ đất giáo dục, y tế; nghiên cứu đánh giá phần quỹ đất từ đê Tả Đáy đến đường vành đai 4 sau khi điều chỉnh vị trí đê để phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo tính khả thi và hiệu quả; nghiên cứu, xác định các khu vực quỹ đất để di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong đô thị.

Quận cũng đề xuất nghiên cứu điều chỉnh khu vực phía Đông đường vành đai 4 thuộc địa phận quận với lý do, một số ô đất có quy mô dân số khống chế còn thấp, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế về phát triển quỹ nhà ở...; cần bổ sung thêm công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật để có cơ sở tăng chi tiêu mật độ xây dựng, phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân (như bãi để xe, nhà tập kết xử lý rác thải, công trình đầu mối HTKT...)…

UBND quận Long Biên khẩn trương, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ trong việc xây dựng kế hoạch lập quy hoạch. Trên cơ sở thực tiễn từ địa hình đến vị trí địa lý, quận Long Biên đã có đề xuất, định hướng về "con đường" phát triển của quận trong tương lai, là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “Thương mại, dịch vụ - Du lịch”. Cùng với đó, tập trung phát triển nhanh về hạ tầng kỹ thuật; thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đô thị thông minh.

“Địa bàn quận Long Biên có vị trí thuận lợi để khách du lịch đi lại tới sân bay Nội Bài, đi Hồ Hoàn Kiếm, đi các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Tây Bắc. Do vậy, quận định hướng phát triển theo hướng “Thương mại, dịch vụ - Du lịch”, đại diện UBND quận Long Biên nêu.

Đại diện UBND huyện Hoài Đức cho biết, huyện lập Quy hoạch theo định hướng phát triển trở thành một quận mới, là một điển hình về mô hình đô thị Xanh, Văn minh – Văn Hóa – Hiện đại; là trung tâm văn hóa, lịch sử; trung tâm tài chính, mua sắm; trung tâm vui chơi giải trí, thể thao của thành phố và khu vực nối xứ Đoài với trung tâm thành phố.

Lãnh đạo UBND huyện Gia Lâm đang thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo thành phố giao, lập quy hoạch đáp ứng các tiêu chí của 1 quận và phát triển quận đến năm 2050.

Đại diện huyện Đan Phượng và Gia Lâm cũng chia sẻ, trong quá trình xây dựng kế hoạch lập quy hoạch theo chức trách nhiệm vụ và định hướng phát triển riêng từng địa phương, UBND huyện cũng đã đề xuất những khó khăn, vướng mắc chủ yếu tập trung về vấn đề hạ tầng giao thông, rác thải, nước thải...

Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam cho thấy, nhiều quận, huyện thể hiện trách nhiệm cao trong việc xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô theo nội dung Thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố tại Hội nghị triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, còn có những địa phương có biểu hiện làm "lấy lệ", chưa chủ động đối với phần công việc được giao.

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo phòng Quản lý đô thị huyện Thanh Oai cho rằng, "huyện chỉ phối hợp với tư vấn để cung cấp tất cả các thông tin số liệu, không phải thực hiện các nội dung quy hoạch, vì Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội được giao lập quy hoạch Thủ đô".

"Chúng tôi chỉ làm phần nội bộ huyện thôi, các huyện chỉ mang tính chất phối hợp về các nội dung hiện trạng", phía huyện Thanh Oai nói.

Lãnh đạo Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội nhận định, một số địa phương chưa hiểu hết vai trò, trách nhiệm của mình nên chưa chủ động xây dựng kế hoạch lập quy hoạch, còn ỷ lại đơn vị tư vấn.

Lãnh đạo Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội thông tin các định hướng lớn, xác định các trọng tâm phát triển của Thủ đô, trong đó, gợi ý xác định 2 vùng động lực phát triển Thủ đô:

-Vùng động lực tại khu vực Thành phố Bắc sông Hồng: là Thành phố về dịch vụ với các loại hình dịch vụ chất lượng cao như tài chính ngân hàng, giáo dục, du lịch, hội thảo… theo hướng thông minh và hội nhập; một phần dịch vụ logistics, công nghiệp phụ trợ phục vụ các chuỗi sản xuất công nghiệp xung quanh, như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

-Vùng động lực tại khu vực Thành phố phía Tây là Thành phố khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giáo dục và đào tạo với Khu công nghệ cao Hòa Lạc là hạt nhân.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.