Các nước 'siết' quy định nơi công cộng bảo vệ người dân trước dịch Covid - 19 thế nào?

Người giữ khoảng cách trong khi chờ mua thịt lợn ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: AP.
Người giữ khoảng cách trong khi chờ mua thịt lợn ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: AP.
(PLVN) - Các nước đang siết chặt quy định nơi công cộng, tăng cường "cách ly xã hội" để phòng, chống dịch Covid - 19...

Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson đã ra sắc lệnh phong tỏa cả nước trong thời gian ít nhất là ba tuần. Theo đó, người dân ở nước này chỉ được ra khỏi nhà để đi làm, mua đồ dùng thiết yếu, đi khám chữa bệnh hoặc tập thể dục 1 lần/ngày. Chính phủ Anh cũng ra lệnh đóng tất cả cửa hàng, trừ những nơi cung cấp hàng thiết yếu và cấm tụ tập quá hai nguời.

Biện pháp "cách ly xã hội" đang được khuyến khích tại Thái Lan khi chính phủ nước này thúc đẩy chiến dịch "Ở nhà, ngăn virus, cứu nước". Từ ngày 26/3, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã chính thức công bố việc áp dụng sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc.

Quốc hội Hàn Quốc hôm 26/2 đã thông qua luật nhằm chống lại sự bùng phát dịch. Theo đó, những bệnh nhân cố tình vi phạm lệnh cách ly sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 1 năm hoặc khoản tiền phạt lên tới 8.200 USD. Các cơ quan y tế khuyến cáo người dân có biểu hiện bệnh tránh tiếp xúc người khác, đứng xa ở khoảng cách từ 2 mét và tự cách ly 2 tuần nếu có biểu hiện nghi nhiễm.

Chính quyền thành phố Moscow tuyên bố sẽ đóng cửa các nhà hàng, quán bar, công viên, và bất cứ cửa hàng nào không bán thực phẩm. Các cửa hàng thuốc được phép mở cửa trong thời gian này.

Toàn bộ các chuyến bay quốc tế cất cánh và hạ cánh ở Moscow cũng bị tạm dừng, ngoại trừ các chuyến bay đưa người Nga ở nước ngoài hồi hương. Ngày 7/3, Chính quyền thủ đô Moscow của Nga tuyên bố sẽ phạt tù lên tới 5 năm với bất kỳ ai không tự cách ly tại nhà trong 2 tuần sau chuyến đi đến những vùng dịch COVID-19. 

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe vào tối 23/3, cho biết, lệnh hạn chế di chuyển có thể kéo dài thêm vài tuần nữa cùng việc áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn. Theo đó, bất kỳ ai ra khỏi nhà vì mục đích tập thể dục chỉ được di chuyển trong bán kính 1km với thời gian tối đa 1 giờ và 1 lần/ngày.

Các chợ ngoài trời cũng bị cấm do có đông người và không bảo đảm khoảng cách tránh lây nhiễm, nhưng chính quyền địa phương có thể căn cứ nhu cầu của người dân, bảo đảm việc cung cấp đủ các mặt hàng thiết yếu.

Iran hôm 25/3 cũng đã bắt đầu áp dụng lệnh cấm giao thông liên tỉnh, một ngày sau khi chính phủ cảnh báo đất nước có thể đối mặt với sự tăng vọt về số ca nhiễm, theo Reuters. Giới chức cũng lên tiếng về việc nhiều người Iran phớt lờ khuyến cáo ở nhà, không đi lại nhân dịp năm mới truyền thống theo lịch Ba Tư, bắt đầu vào ngày 20/3.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.