Các nước đổ xô khám phá “hành tinh bị bỏ rơi”

(Ảnh minh họa).
(Ảnh minh họa).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã thông báo kế hoạch triển khai hai sứ mệnh khoa học mới để khám phá sao Kim trong giai đoạn giữa năm 2028 và 2030.

Ngoài Mỹ, Nga, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Ấn Độ cũng lên kế hoạch gửi tàu vũ trụ đến hành tinh này, với một trong những nhiệm vụ chính là tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống.

Hành tinh “địa ngục nóng rực”

Sao Kim là hành tinh nằm gần nhất với Trái đất trong hệ mặt trời. Do đó, những nhà thám hiểm không gian đầu tiên rất quan tâm đến nó. Năm 1962, tàu thăm dò không gian Mariner-2 của Mỹ đã bay tới sao Kim. Vào năm 1970, trạm tự động Venera-7 của Liên Xô cũng đã hạ cánh trên bề mặt hành tinh này. Vì Liên Xô đã gửi nhiều tàu vũ trụ đến Sao Kim nên hành tinh này được đặt biệt danh là "hành tinh của Nga".

Mặc dù sao Kim nằm trong “khu vực có thể tồn tại sự sống”, đôi khi được gọi là “Khu Goldilocks”, nhưng các nhà khoa học phát hiện ra rằng, bề mặt Sao Kim là địa ngục nóng rực. Nhiệt độ trên bề mặt của hành tinh này lên tới hơn 450 độ C, áp suất bề mặt cao gấp 92 so với của Trái Đất.

Bầu trời ở đây được bao phủ bởi những đám mây dày đặc axit sunfuric. Những đám mây này phản xạ và tán xạ khoảng 90% ánh sáng Mặt Trời. Sau khi nhận thấy rằng việc tìm kiếm sự sống ở đó là vô ích, các nhà khoa học đã không còn hứng thú với sao Kim. Vì vậy nên hành tinh này đã bị lãng quên trong một thời gian dài.

Sau khi gửi tàu không gian Magellan tới Sao Kim để lập bản đồ radar chi tiết về hành tinh từ quỹ đạo vào vào năm 1989, trong hơn 30 năm sau đó, NASA đã không gửi bất kỳ thiết bị nào đến đó.

Về phía Liên Xô, năm 1985, các tàu vũ trụ Vega-1 và Vega-2 của nước này đã đưa mô-đun hạ cánh và khinh khí cầu tới Sao Kim. Kể từ đó, chỉ có các trạm quỹ đạo Venera Express của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) Akatsuki hoạt động trên sao Kim.

Tuy nhiên, mọi việc đã thay đổi vào 2 năm trước, khi các nhà khoa học phát hiện một loại khí được gọi là “phosphine” ở Sao Kim. Phát hiện này mở ra khả năng có sự sống trong khí quyển sao Kim bởi sự tồn tại của phosphine cho thấy các vi sinh vật có thể tồn tại trên hành tinh này.Song, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng do hiệu chỉnh sai giao thoa kế, lưu huỳnh dioxit đã bị nhầm lẫn thành các phân tử phosphine và phân tử phosphine nếu có ở Sao Kim thì cũng ít hơn rất nhiều so với công bố ban đầu.

Các dự án tìm hiểu sao Kim

Bẵng đi mấy chục năm, gần đây Mỹ, Nga, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Ấn Độ đều đã công bố kế hoạch gửi tàu vũ trụ đến Sao Kim để thực hiện các sứ mệnh khác nhau, trong đó có việc tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống.

Dự án đầu tiên thực hiện nhiệm vụ Sao Kim được công bố là dự án phóng tàu quỹ đạo Shukrayaan-1 của Ấn Độ lên Sao Kim vào tháng 12/2024 hoặc vào giữa năm 2026, tùy thuộc vào thời điểm hoàn thành dự án. Các mục tiêu chính của sứ mệnh là lập bản đồ bề mặt và nghiên cứu các đặc điểm địa chất của Sao Kim, nghiên cứu thành phần hóa học của khí quyển và sự tương tác của nó với gió Mặt trời.

Giới chức Ấn Độ cho biết, trên tàu quỹ đạo của họ sẽ có các thiết bị đo bức xạ terahertz, hồng ngoại và tia cực tím để phân tích bầu khí quyển của Sao Kim. Vì vậy, tàu quỹ đạo của Ấn Độ sẽ có thể phát hiện ra phosphine nếu loại khí này thực sự tồn tại ở đó.

Mới đây nhất, hồi tháng 2 vừa qua, NASA cũng đã phê duyệt 4 dự án cho chương trình khám phá hệ mặt trời Discovery. Trong số này, 2 dự án có liên quan đến Sao Kim và 2 dự án khác liên quan đến Sao Mộc và Sao Hải Vương. Đến đầu tháng này, Mỹ công bố 2 nhiệm vụ khám phá Sao Kim là ưu tiên và NASA sẽ phân bổ 500 triệu USD cho mỗi nhiệm vụ.

Trong số 2 dự án của Mỹ, dự án DAVINCI là một tàu thăm dò khí quyển Sao Kim, sẽ phân tích thành phần khí quyển từ các lớp trên cùng đến bề mặt, đặc biệt chú ý đến khí trơ và các hợp chất khác có thể làm rõ bản chất của hiệu ứng nhà kính trên hành tinh này.Một hệ thống gồm 4 camera nhạy cảm với tia cực tím và ánh sáng hồng ngoại gần được trang bị trên tàu sẽ quay toàn bộ quá trình hạ cánh.

Các nhà khoa học cũng hy vọng rằng, với sự trợ giúp của những chiếc camera như vậy, họ sẽ thu được hình ảnh có độ phân giải cao về các đặc điểm kiến tạo như các tesserae - những vùng rộng lớn của địa hình bị biến dạng cao, gấp và gãy trong 2 hoặc 3 chiều trên bề mặt Sao Kim.

Theo một số nhà nghiên cứu, tesserae có thể là chìa khóa để hiểu lịch sử của hành tinh. Nó sẽ giúp trả lời câu hỏi về việc liệu biển và đại dương - nơi có thể bắt nguồn sự sống - có từng tồn tại trên Sao Kim hay không.

Trong sứ mệnh thứ hai có tên VERITAS (Sự phát xạ của sao Kim, Khoa học vô tuyến, InSAR, Địa hình và Quang phổ), NASA sẽ gửi một tàu vũ trụ với các thiết bị radar mạnh mẽ vào quỹ đạo Sao Kim để quan sát qua bầu khí quyển dày đặc, lập bản đồ bề mặt hành tinh, làm sáng tỏ lịch sử địa chất của nó và tìm kiếm dấu hiệu của các quá trình kiến tạo mảng và núi lửa.

Các thiết bị hồng ngoại trên tàu vũ trụ sẽ xác định thành phần đất đá trên bề mặt. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học xây dựng bản đồ địa chất đầu tiên của hành tinh, để hiểu lịch sử của Sao Kim và sự khác biệt của nó với Trái Đất.

Ngoài ra, Nga cũng đã lên kế hoạch phóng trạm tự động liên hành tinh Venera-D lên Sao Kim vào năm 2029. Trạm Venera-D bao gồm một tàu quỹ đạo và một tàu đổ bộ lên Sao Kim để nghiên cứu toàn diện về bầu khí quyển, bề mặt, cấu trúc bên trong của hành tinh và plasma không gian xung quanh.

Tháng 9/2020, Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) thông báo rằng đây là dự án quốc gia độc lập, không thu hút sự tham gia của quốc tế. Tuy nhiên, mới đây, người đứng đầu Roscosmos Dmitry Rogozin tiết lộ họ có thể mời phía Mỹ hợp tác trong dự án này và Venera-D có thể kết hợp một số thành phần của NASA.

Theo tính toán của các nhà phát triển, tàu đổ bộ trông giống như tàu đổ bộ của tàu vũ trụ Vega sẽ tồn tại trên bề mặt hành tinh tối đa là khoảng 3 giờ nhưng nó sẽ cung cấp trạm LLISSE (Long-Lived In-Situ Solar System Explorer) do các chuyên gia NASA phát triển. Trạm này có thể hoạt động trong ít nhất 60 ngày.

Theo các chuyên gia, thiết bị này sẽ ghi nhận được nhiều thông số như nhiệt độ, áp suất, tốc độ và hướng gió, năng lượng mặt trời đến bề mặt và một số chất ở các tầng thấp của khí quyển ở Sao Kim. Ngoài ra, cấu hình của tàu Venera-D cho phép gửi một giàn khoan và phóng một khí cầu thăm dò để tìm kiếm các dấu ấn sinh học trong môi trường duy nhất trên Sao Kim có thể có sự sống là bầu khí quyển.

ESA cũng đang xem xét khả năng phóng sứ mệnh EnVision lên Sao Kim vào năm 2030. Tương tự VERITAS, sứ mệnh của ESA sẽ phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo Sao Kim, với nhiệm vụ được vạch ra là lập bản đồ các khu vực riêng lẻ của hành tinh với độ phân giải lên đến 1m. Ngoài ra, một quang phổ kế đặc biệt sẽ phân tích ánh sáng có bước sóng cụ thể đi qua đám mây carbon dioxide. Các nhà khoa học hy vọng rằng, điều này sẽ giúp tìm hiểu thành phần đất đá trên hành tinh này.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

(PLVN) -  Một số phòng khám tư nhân ở Singapore đã ghi nhận nhu cầu tăng vọt đối với vắc-xin (vaccine) Sinovac và Sinopharm khi người dân tiêm mũi tăng cường - phần lớn do lo ngại tác dụng phụ từ liều thứ 3 của vắc-xin loại mRNA. Các loại vắc-xin như Sinovac và Sinopharm sử dụng virus bất hoạt để dạy hệ miễn dịch con người tạo ra kháng thể chống SARS-CoV-2.

Đọc thêm

Bí ẩn ngọn núi hùng vĩ “nuốt chửng người”

Dãy núi Eastern Highlands tại Zimbabwe.
(PLVN) - Nằm trong vùng hoang sơ tuyệt đẹp phía bắc của dãy núi Eastern Highlands (Cao nguyên phía Đông) tại Zimbabwe, với độ cao 2.592m, ngọn núi hùng vĩ Nyangani là nơi gắn liền với những truyền thuyết kỳ bí trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt là những vụ mất tích tương tự như vùng Tam giác quỷ Bermuda.

Choáng ngợp với khách sạn 7 sao xa xỉ nhất thế giới

Một nhà hàng khổng lồ thiết kế ngầm dưới nước với hành lang có mái vòm bằng vàng.
(PLVN) - Khách sạn Burj Al Arab của Dubai nổi tiếng bởi độ xa xỉ, tráng lệ bởi phòng khách bát ngát rộng tới gần 800m2 với nội thất dát vàng và cẩm thạch, những ly cà phê phủ vàng 24K khiến du khách được trải nghiệm cảm giác họ thực sự là thượng đế, là ông hoàng, bà chúa... 

Nấm Chaga - Thần dược quý hiếm trị “bách bệnh”

Thần dược nấm Chaga.
(PLVN) - Khi nghe nấm Chaga được xem như “thần dược” chữa bách bệnh như ung thư, ngừa lão hóa, người ta sẽ dễ tưởng tượng hình dung ra loại nấm này trông trống như đá quý hay kim loại quý treo trên cây, nhưng trên thực tế, loại nấm này lại có vẻ ngoài xù xì, đen đúa, không khác gì cục tro cháy sém.

Ốc sên Escargot – đệ nhất ẩm thực Pháp

Món đặc sản từ ốc sên Escargot.
(PLVN) - Nếu như ở Việt Nam, “ốc sên” không được định danh là món ăn thì ở Pháp những món ăn chế biến từ “ốc sên” lại được coi là đệ nhất ẩm thực, thậm chí chỉ dành cho giới thượng lưu sang chảnh.

Cuộc sống xa hoa của các Vương gia triều Thanh

Họa hình những bữa ăn xa hoa của các Vương gia triều Thanh.
(PLVN) - Bên trong Tử Cấm Thành ngoài những câu chuyện về Hoàng thượng, Hoàng hậu và các phi tần thì sự giàu sang của các bậc Vương gia nhà Thanh cũng khiến người đời không khỏi kinh ngạc, không ít thú vui, hưởng lạc xa xỉ tới mức điên loạn...

Độc đáo món Char Kway Teow của Malaysia

Chế biến món Char Kway Teow nổi tiếng của Malaysia.
(PLVN) - Char Kway Teow thơm nức, cay xè không chỉ là món ăn đặc sản của Malaysia mà còn là một trong những món dễ ăn bậc nhất cho những người không quen với các món có cà ri.

Món lẩu phô mai “quốc hồn quốc túy” của Thụy Sĩ

Món lẩu Phô mai đặc trưng của văn hóa ẩm thực Thụy Sĩ.
(PLVN) - Nói đến Thụy Sĩ nhiều người sẽ nhớ tới đất nước của đồng hồ, dãy núi Alps, cùng những loại phô mai độc đáo, ngon lành. Từ một nguyên liệu phổ biến, người Thụy Sĩ đã sáng tạo ra món lẩu phô mai “độc nhất vô nhị” béo ngậy và đầy hấp dẫn.