Các nước công bố chiến lược dần thoát khỏi dịch COVID-19

Xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Anh.
Xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Anh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Australia ngày 13/9 bắt đầu mở rộng chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trên phạm vi toàn quốc, bao gồm khoảng 1 triệu trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 15. Lãnh đạo Anh và Mỹ dự kiến cũng sẽ công bố các bước đi mới của các nước này nhằm đối phó với dịch bệnh, dần mở cửa lại nền kinh tế.

Theo Reuters, Australia đang nỗ lực kiểm soát làn sóng lây nhiễm thứ 3 của dịch bệnh COVID-19 do sự lây lan của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao. Sau khi phải đóng cửa các thành phố lớn nhất của nước này là Sydney và Melbourne, Australia đã đẩy nhanh chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Sự gia tăng mạnh các ca lây nhiễm mới đã khiến giới chức Australia đẩy mạnh tiếp cận các nguồn cung cấp vaccine khẩn cấp. Trong ngày 12/9, nước này đã mua thêm 1 triệu liều vaccine Moderna từ Liên minh châu Âu trong khi các hợp đồng hoán đổi vaccine với Anh và Singapore cũng đã được thực hiện trong hai tuần qua.

Trung tướng John Frewen - người đứng đầu nhóm đặc nhiệm về tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Australia – cho biết, vào giữa tháng 10 tới, nước này sẽ có đủ vaccine để tiêm chủng đầy đủ cho những người dân đủ điều kiện. “Chúng tôi có nguồn cung cấp, có mạng lưới phân phối và vấn đề thực sự bây giờ phụ thuộc vào việc mọi người đăng ký và tiêm chủng”, ông Frewen nói trên đài truyền hình ABC ngày 13/9.

Với việc đẩy mạnh tiêm chủng, một số địa phương ở Australia đã nới lỏng một số hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong đó, với việc số người đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine đã đạt gần 80%, bang New South Wales đã bắt đầu nới lỏng một số hạn chế đối với những người đã tiêm vaccine đầy đủ ở thành phố thủ phủ của bang là Sydney.

Theo đó, kể từ ngày 13/9, người dân ở thành phố này được gặp gỡ bên ngoài theo nhóm tối đa 5 người trong khi các thành viên trong cùng 1 gia đình tại 12 khu vực ngoại ô chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh có thể tụ tập bên ngoài trong vòng 2 giờ.

Đợt bùng phát dịch COVID-19 hiện nay tại Australia bắt đầu vào tháng 6 vừa qua, với trường hợp đầu tiên được phát hiện ở Sydney, sau đó đã lây lan sang các thành phố Melbourne và Canberra, gây ra đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất của nước này.

Dù số ca mắc mới hàng ngày của Australia là khoảng 2.000, tương đối thấp so với mức chung trên toàn cầu nhưng giới chức nước này lo lắng về các ca tử vong và nhập viện trong bối cảnh chỉ khoảng 42% số người trên 16 tuổi ở nước này đã được tiêm chủng đầy đủ.

Theo kế hoạch đưa đất nước thoát khỏi đại dịch COVID-19 của Thủ tướng Asutralia Scott Morrison, Australia sẽ bắt đầu mở cửa trở lại theo từng giai đoạn, khi có 70% tới 80% số người trưởng thành được tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19. Do đó, ông Morrison đã lên tiếng kêu gọi những người từ 12 tuổi trở lên đi tiêm phòng để có thể đạt mục tiêu tiêm chủng đã đề ra.

Trong khi đó, tại Mỹ, Tiến sĩ Vivek Murthy cho biết, Tổng thống Joe Biden sẽ công bố các bước đi mới của Mỹ để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Ông Murthy không tiết lộ chi tiết về những bước đi mà Chính phủ Mỹ dự kiến sẽ thực hiện trong thời gian tới. “Sẽ có nhiều hành động hơn nữa mà chúng tôi tiếp tục thực hiện, đặc biệt là ở mặt trận toàn cầu”, ông cho biết.

Trước đó, truyền thông Mỹ dẫn các nguồn tin cho hay, Tổng thống Biden dự kiến sẽ đề xuất cộng đồng quốc tế triệu tập một hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nhằm đưa ra phản ứng chung chống lại đại dịch COVID-19. Các nguồn tin cho hay, ông Biden dự định lên lịch tổ chức hội nghị thượng đỉnh này gần với tuần lễ cấp cao tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc, dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 20/9 tới.

Tuần trước, ông Biden cho biết ông sẽ yêu cầu nhân viên liên bang phải tiêm phòng COVID-19 và yêu cầu các chủ lao động lớn hoặc yêu cầu lao động phải được tiêm phòng hoặc phải xét nghiệm thường xuyên. Tổng thống Mỹ cũng cho biết Mỹ đã tài trợ 140 triệu liều vaccine cho các nước khác. “Đó là vai trò lãnh đạo của Mỹ trên phạm vi toàn cầu, và đó mới chỉ là bước khởi đầu”, ông cho hay.

Còn tại Anh, Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm nay (14/9), dự kiến sẽ công bố kế hoạch ứng phó với đại dịch COVID-19 trong những tháng mùa đông tới. Phát biểu trên truyền hình, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết ông dự đoán Chính phủ sẽ áp dụng thêm nhiều đợt phong tỏa mới. Vẫn theo Bộ trưởng Javid, dự kiến, Anh sẽ không cấp hộ chiếu vaccine để mọi người có thể tham gia các sự kiện tập trung đông người. Thay vào đó, Chính phủ sẽ dựa vào vaccine và việc xét nghiệm để bảo vệ người dân.

Ban đầu, Anh dự kiến công bố hộ chiếu vaccine vào cuối tháng này nhưng theo Bộ trưởng Javid, trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ nước này cho rằng đây là biện pháp không cần thiết. “Chúng ta đang bước vào mùa thu và mùa đông... Thủ tướng sẽ đưa ra kế hoạch ứng phó với COVID-19 trong vài tháng tới, trong đó chúng tôi sẽ nói rõ rằng chương trình vaccine của chúng ta đang phát huy hiệu quả”, ông Javid nói.

Bộ trưởng Y tế Anh khẳng định Chính phủ Anh sẽ vẫn “thận trọng”, nhưng nước Anh đang có hàng rào bảo vệ là chương trình vaccine, chương trình xét nghiệm, chương trình giám sát và các phương pháp điều trị mới. Ông Javid khẳng định, dù có rất nhiều virus xung quanh nhưng chương trình phòng thủ của nước này vẫn “đang hoạt động”. Ông Michael Kill - Giám đốc điều hành của hiệp hội các ngành công nghiệp ban đêm (NTIA) của Anh - cho biết ông hy vọng các doanh nghiệp sẽ có thể bắt đầu xây dựng lại kế hoạch hoạt động của mình.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.