Các nước châu Âu chỉnh đồng hồ chuyển sang giờ mùa Đông

Các nước châu Âu đã duy trì việc đổi giờ kể từ năm 1980. (Nguồn: dw.com)
Các nước châu Âu đã duy trì việc đổi giờ kể từ năm 1980. (Nguồn: dw.com)
Ngoại trừ Nga và Belarus, tất cả các nước châu Âu còn lại đều tiến hành đổi giờ vào 4 giờ ngày 27/10, chuyển thành 3 giờ ngày 27/10.

Vào đêm thứ Bảy sang ngày Chủ nhật 27/10, hầu hết các nước châu Âu đã chỉnh kim đồng hồ lùi lại một giờ để chuyển sang chế độ giờ mùa Đông, vốn phổ biến ở châu lục này.

Ngoại trừ Nga và Belarus, tất cả các nước châu Âu còn lại đều tiến hành đổi giờ vào 4 giờ ngày 27/10, chuyển thành 3 giờ ngày 27/10.

Chính phủ các nước lưu ý tất cả mọi người dân, đặc biệt là du khách quốc tế, về sự thay đổi này để tránh nhầm lẫn trong giao thông đường sắt và hàng không quốc tế.

Việc đổi giờ tại châu Âu được lựa chọn hằng năm vào ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng Ba (đổi sang giờ mùa Hè) và tháng Mười (sang giờ mùa Đông), vì Chủ nhật thường là ngày ít gây xáo trộn nhất khi hoạt động giao thông ở mức thấp.

Do khí hậu lạnh và để tạo thuận lợi cho sinh hoạt người dân vào mùa Đông, các nước châu Âu đã duy trì việc đổi giờ kể từ năm 1980, Phần Lan là nước thực hiện sau cùng, vào năm 1981./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.