Trong năm 2022, Vụ Pháp luật quốc tế sẽ tập trung giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Thực hiện Nghị quyết của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về những định hướng lớn đối với công tác pháp luật quốc tế trong tình hình mới; Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác điều ước quốc tế; triển khai toàn diện, đồng bộ và đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện tốt các điều ước quốc tế mà Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối; thực hiện Công ước La Hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại năm 1970; tổng kết 10 năm thực hiện Thỏa thuận giữa Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc với Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự; Báo cáo tổng kết thi hành Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 phục vụ chuẩn bị đề xuất sửa Luật Tương trợ tư pháp và xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Tham mưu hiệu quả, nâng cao vị trí, vai trò của Bộ Tư pháp trong chủ động phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền lợi chính đáng của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; Nghiên cứu, xây dựng Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) lần thứ 4 tại Việt Nam...
Với mục tiêu đưa công tác quản lý nhà nước về bồi thường nhà nước (BTNN) đi vào thực chất, Cục BTNN xác định thực hiện công tác quản lý nhà nước về BTNN đầy đủ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, thực chất, trong đó quan tâm thực hiện rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế, pháp luật; tăng cường truyền thông, phổ biến, chính sách pháp luật; phối hợp với các cơ quan, tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học trong và ngoài Bộ để nghiên cứu lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước; Kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo phối hợp để thúc đấy hoạt động giải quyết bồi thường để thực sự tạo thuận lợi cho người bị thiệt hại với tinh thần lấy người dân làm trung tâm phục vụ, tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường; Tăng cường công tác theo dõi, nhất là việc dự báo để phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động quản lý nhà nước về bồi thường nhà nước….
Đối với Viện Khoa học Pháp lý, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do Viện chủ trì, công tác quản lý khoa học, nhiệm vụ do Viện KHPL quản lý, công tác thường trực Hội đồng khoa học Bộ, Hội đồng khoa học Viện và thực hiện các nhiệm vụ do Lãnh đạo Bộ giao. Bộ Tư pháp yêu cầu Viện KHPL bám sát định hướng công tác tư pháp nhiệm kỳ 2021-2021 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác Bộ, ngành, Chương trình hành động ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch phải đảm bảo tính toàn diện, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm; phân công công việc hợp lý, cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị và của từng cá nhân trong thực hiện.
Với Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, năm nay trọng tâm công tác là tập trung tham mưu thể chế hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về định hướng chính sách hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đăng ký biện pháp bảo đảm; Tổ chức thi hành hiệu quả pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đăng ký biện pháp bảo đảm; Tăng cường công tác hướng dẫn, theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với các cơ quan quản lý, tổ chức thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm, giải quyết kịp thời những vấn đề có liên quan đến người dân và doanh nghiệp; Tăng cường hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng, số lượng cung cấp dịch vụ công đối với các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục; phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80% về đăng ký theo phương thức trực tuyến. Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phần mềm Hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển, chứng khoán đăng ký tập trung; Hoàn thiện các quyết định, đề án, quy định liên quan đến tổ chức bộ máy và hoạt động của Cục; thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ của Cục.
Đối với Cục con nuôi, nghiên cứu xây dựng chính sách pháp luật về nuôi con nuôi; triển khai các hoạt động phối hợp liên ngành nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong công tác rà soát, đánh giá nhu cầu tìm gia đình thay thế của trẻ em, đảm bảo các trẻ em có nhu cầu tìm gia đình thay thế được sống trong môi trường gia đình thay thế phù hợp; Tham dự phiên họp đặc biệt của Hội nghị La Hay về nuôi con nuôi lần thứ 5 và triển khai các nhiệm vụ được thông qua tại Hội nghị.