Các nhà lãnh đạo thế giới gợi lên tinh thần Thế chiến II trong cuộc chiến chống lại đại dịch

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Edouard Philippe đã tham dự một buổi lễ nhỏ tại Khải Hoàn Môn ở Paris.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Edouard Philippe đã tham dự một buổi lễ nhỏ tại Khải Hoàn Môn ở Paris.
(PLVN) - Các nhà lãnh đạo toàn cầu đã đánh dấu 75 năm kể từ khi kết thúc Thế chiến II ở châu Âu, kêu gọi người dân lấy cảm hứng từ chiến thắng lịch sử khi thế giới chiến đấu chống lại đại dịch coronavirus, mặc dù các cuộc diễu hành và các sự kiện kỷ niệm bị hủy bỏ hoặc thu nhỏ lại vì đại dịch COVID-19 bùng phát.

Năm 1945, nữ hoàng Anh Elizabeth II còn là một công chúa 19 tuổi, đã tham gia lễ kỷ niệm trên đường phố London, và cùng với cha là Vua George VI phát biểu trên đài phát thanh đánh dấu ngày chiến thắng.

Nữ hoàng nhớ lại, hàng triệu người đã chết "để chúng ta có thể sống như những người tự do trong một thế giới của các quốc gia tự do".

"Cống hiến lớn nhất cho sự hy sinh của họ là các quốc gia từng là kẻ thù truyền kiếp giờ là bạn bè, sát cánh cùng nhau vì hòa bình, sức khỏe và thịnh vượng của tất cả chúng ta.”

"Không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ tuyệt vọng - đó là thông điệp của Ngày VE", bà nói.

Lễ kỷ niệm của Anh bao gồm rất nhiều cờ và một khoảng lặng hai phút để kỷ niệm 75 năm chiến thắng của quân Đồng minh ở châu Âu.
Lễ kỷ niệm của Anh bao gồm rất nhiều cờ và một khoảng lặng hai phút để kỷ niệm 75 năm chiến thắng của quân Đồng minh ở châu Âu. 

Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng chỉ ra sự tương đồng giữa Thế chiến II với cuộc chiến với COVID-19.

"Vào ngày kỷ niệm này, chúng ta đang tham gia vào một cuộc đấu tranh mới chống lại virus corona đòi hỏi cùng một tinh thần nỗ lực quốc gia mà chúng ta đã thể hiện 75 năm trước", ông nói trong một lá thư gửi các cựu chiến binh.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng lễ kỷ niệm như một lời nhắc nhở "rằng không có thách thức nào lớn hơn quyết tâm của tinh thần Mỹ".

"Trong những tháng qua, quốc gia của chúng ta đã phải đối mặt với nghịch cảnh đáng kể trong đại dịch do virus corona gây ra. Nhưng cũng như chúng ta đã rất nhiều lần trước đây, nước Mỹ sẽ chiến thắng", Tổng thống Trump nói trước một buổi lễ nhỏ tại Đài tưởng niệm Thế chiến II tại Washington.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và phu nhân Melania trong lễ kỉ niệm tại Đài tưởng niệm Thế chiến thứ hai ở Washington.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và phu nhân Melania trong lễ kỉ niệm tại Đài tưởng niệm Thế chiến thứ hai ở Washington. 

Tại Berlin, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Thủ tướng Angela Merkel đã đặt vòng hoa tưởng niệm. Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Steinmeier nhớ lại cách các quốc gia hợp lực chống lại sự chuyên chế của chủ nghĩa phát xít và nói rằng cần có sự thống nhất tương tự để đánh bại virus.

"Đối với người Đức chúng ta, "không bao giờ nữa" có nghĩa là "không bao giờ cô đơn nữa", ông nói, "Chúng tôi muốn nhiều hơn hợp tác trên thế giới trong cuộc chiến chống lại đại dịch".

Tại Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tham dự một buổi lễ trọng yếu tại Khải Hoàn Môn trên đại lộ Champs-Elysees.

Ban đầu, Nga đã lên kế hoạch cho một chương trình diễu binh lớn vào Ngày Chiến thắng ngày 9/5 nhưng hôm nay chỉ có màn trình diễn máy bay sẽ diễn ra trên Quảng trường Đỏ ở Moscow.
 Ban đầu, Nga đã lên kế hoạch cho một chương trình diễu binh lớn vào Ngày Chiến thắng ngày 9/5 nhưng hôm nay chỉ có màn trình diễn máy bay sẽ diễn ra trên Quảng trường Đỏ ở Moscow.

Ban đầu, Nga đã lên kế hoạch cho một chương trình diễu binh lớn vào Ngày Chiến thắng  9/5, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo thế giới. Nhưng bây giờ chỉ có một màn biểu diễn máy bay trên Quảng trường Đỏ ở Moscow, do khi đất nước này đang trở thành điểm nóng mới COVID-19.

Hôm nay – đúng vào ngày 9/5, Tổng thống Nga Putin sẽ đặt hoa tại Đài tưởng niệm Liệt sĩ vô danh trước khi phát biểu trên truyền hình.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.