"Các lực lượng chức năng sẽ có trách nhiệm bảo vệ vùng biển"

Hôm nay (29/5), bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao đổi với báo chí về những vấn đề liên quan đến tình hình an ninh trên biển Đông và khẳng định: “ngư dân có quyền đánh cá trên các vùng biển của ta, ta tiếp tục bảo vệ ngư dân đánh cá một cách hợp pháp và nếu có những vi phạm vào vùng biển của ta thì các lực lượng chức năng sẽ có trách nhiệm bảo vệ”.

Hôm nay (29/5), bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao đổi với báo chí về những vấn đề liên quan đến tình hình an ninh trên biển Đông và khẳng định: “ngư dân có quyền đánh cá trên các vùng biển của ta, ta tiếp tục bảo vệ ngư dân đánh cá một cách hợp pháp và nếu có những vi phạm vào vùng biển của ta thì các lực lượng chức năng sẽ có trách nhiệm bảo vệ”.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh

Sau sự việc va chạm nghiêm trọng trên Biển Đông vừa rồi giữa tàu cá Việt Nam và tàu Trung Quốc, Bộ Ngoại giao đã ra công hàm phản đối, song phía Trung Quốc cũng có những luận điệu phản bác ngang ngược. Vậy tiếp theo ta sẽ có những động thái ngoại giao gì để giải quyết sự việc này?

- Ta phải tiếp tục đấu tranh ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã nêu rất rõ, vùng đánh cá đó là vùng đánh cá của Việt Nam, việc Trung Quốc cản trở việc đánh cá của ngư dân ta là vi phạm các nguyên tắc.

Từ sau khi Luật Biển được thông qua năm ngoái, các va chạm trên biển với Trung Quốc ngày càng nhiều, ngày càng nghiêm trọng và thái độ từ phía Trung Quốc ngày càng ngang ngược, mà cách phản ứng của ta vẫn còn rất hạn chế?

- Nguyên tắc của ta là bảo vệ ngư dân, và những hành vi cản trở ngư dân như vậy là rất nghiêm trọng. Khi sự việc xảy ra thì ta phản đối. Còn trên ngư trường, nếu có những vi phạm vào vùng biển của ta thì các lực lượng chức năng sẽ có trách nhiệm bảo vệ.

Chưa kỳ họp nào báo cáo tổng hợp ý kiến ĐBQH tại tổ lại nói nhiều đến Biển Đông như lần này, thậm chí họ yêu cầu Chính phủ có thái độ quyết đoán hơn. Ông có chia sẻ với ĐBQH?

- Đúng là gần đây tình hình biển Đông có những căng thẳng lên. Chúng ta đã thông qua luật Biển năm 2012 và đang tiếp tục thực thi luật Biển. Đối với các tranh chấp trên Biển Đông thì lập trường của Chính phủ rất rõ ràng là phải giải quyết thông qua hòa bình, đối thoại, tôn trọng Công ước luật Biển. Đó là các chính sách ngoại giao, còn ngư dân có quyền đánh cá trên các vùng biển của ta, ta tiếp tục bảo vệ ngư dân đánh cá một cách hợp pháp.

Ta đã dùng biện pháp ngoại giao lâu nay song vẫn chưa đáp ứng được mong đợi của cử tri và người dân, trong khi Trung Quốc ngày càng ngang ngược. Có ý kiến cho rằng tại sao chúng ta lại không kiện, hay có biện pháp mạnh mẽ hơn?

- Ta đang dùng tất cả các biện pháp để đấu tranh bảo vệ ngư dân. Đấu tranh ngoại giao là biện pháp trong thời bình và luôn là biện pháp được tất cả các nước sử dụng. Các sự việc tranh chấp trên biển không chỉ có ngư dân Việt Nam mà còn ngư dân các nước khác trong khu vực. Ta dùng biện pháp ngoại giao và tất cả các biện pháp hòa bình có thể.

Với tư cách là 1 ĐBQH, ông có cảm thấy lo ngại về tình hình Biển Đông không?

- Tất nhiên, vấn đề Biển Đông luôn được báo cáo ở các kỳ họp Quốc hội. Là ĐBQH thì lo tất cả các vấn đề của đất nước, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Ý kiến ĐBQH cho thấy báo cáo của Chính phủ phần Biển Đông còn mờ nhạt, chưa đủ thông tin cử tri trông đợi?

- Chính phủ sẽ có báo cáo bổ sung, tùy thuộc vào sắp xếp của Quốc hội sẽ có trong chương trình kỳ họp.

Việc Thủ tướng tham gia Đối thoại Shangri-La lần này có phải cho thấy Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến các diễn đàn đa phương không?

- Việt Nam đã tham gia diễn đàn này từ nhiều năm, nhưng năm nay, Thủ tướng là cấp cao nhất Việt Nam từng tham gia. Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia tất cả các diễn đàn khu vực một cách chủ động, tích cực, đó cũng là quan điểm của Việt Nam. Thủ tướng tham gia và có một bài phát biểu quan trọng trong phiên khai mạc, liên quan đến đường lối chính sách của Việt Nam, với tư cách diễn giả chính. Cũng sẽ có một số cuộc gặp song phương đang sắp xếp trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La. Chủ đề của Đối thoại Shangri-La là hòa bình, an ninh trong khu vực và sẽ bàn đến tất cả các vấn đề liên quan, chắc là sẽ có vấn đề Biển Đông.

Diễn đàn Shangri-La tổ chức vào thời điểm khá sát với cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung, liệu có thể bị tác động?

- Đây là diễn đàn hàng năm, diễn ra bình thường, không bị tác động bởi các sự kiện khác.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

H.G (ghi)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.