Các loại nước uống giúp người viêm đường tiết niệu nhanh khỏi

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người bệnh cần dùng kháng sinh theo đúng chỉ định, uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu. Nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, tăng sức đề kháng để góp phần tăng hiệu quả điều trị...

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp nhất là E.coli.

Vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống đường tiết niệu gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang, niệu quản, thận. Biểu hiện là các triệu chứng như: Sốt cao, đái buốt, đái rắt, nước tiểu đục, nước tiểu có máu, mủ, đau thắt lưng…

Để điều trị viêm đường tiết niệu, người bệnh cần dùng kháng sinh theo đúng chỉ định. Uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu. Khi uống nhiều nước, người bệnh sẽ đi tiểu thường xuyên hơn, nhờ đó giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu dễ dàng.

Trong chế độ ăn uống, người bệnh nên ưu tiên sử dụng đồ ăn thức uống có tác dụng lợi tiểu, tăng sức đề kháng để góp phần tăng hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhanh khỏi.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), các loại nước uống sau tốt cho người bị viêm đường tiết niệu:

1. Nước rau má

Dùng nước ép rau má riêng hoặc kết hợp rau má với mía đỏ nấu nước uống.

- Nguyên liệu: Rau má 50g, mía đỏ 100g.

- Cách dùng: Rau má nhặt kỹ, rửa sạch xay nhỏ, ép lấy nước đặc. Mía đỏ ép lấy nước trộn đều với nước rau má, chia uống trong ngày.

2. Nước rau dền

- Nguyên liệu: Rau dền cơm 50g, lá bông mã đề 30g, cam thảo đất 10g.

- Cách dùng: Tất cả rửa sạch, ép lọc lấy nước, uống trong ngày.

3. Nước đậu xanh đường phèn

- Nguyên liệu: Đậu xanh để cả vỏ 100g, đường phèn 20g.

- Cách dùng: Đậu xanh vo sạch, cho vào nồi thêm nước đun thật kỹ, chắt lấy nước đặc. Sau đó cho thêm đường phèn vào quấy đều, chia uống trong ngày.

4. Nước giá đậu xanh đường phèn

- Nguyên liệu: Giá đậu xanh 200g, lá bông mã đề 30g, đường phèn 30g.

- Cách dùng: Rửa sạch giá đậu xanh và lá bông mã đề, ép lọc lấy nước. Sau đó cho thêm đường phèn vào quấy đều, chia uống trong ngày.

5. Nước dừa, mía đỏ

- Nguyên liệu: Dừa 1 quả, mía đỏ 100g.

- Cách dùng: Dừa bổ lấy nước. Mía đỏ ép lấy nước. Trộn nước dừa và nước mía quấy đều, chia uống trong ngày.

6. Nước râu ngô

Có thể dùng riêng râu ngô hoặc dùng râu ngô kết hợp lá bông mã đề nấu nước uống.

- Nguyên liệu: Râu ngô 50g, lá bông mã đề (30g), đường trắng (20g).

- Cách dùng: Râu ngô, lá mã đề rửa sạch, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, cho đường vào quấy đều uống dần trong ngày.

7. Nước lá bông mã đề

Dùng lá mã đề tươi đun nước uống thay trà trong ngày. Hoặc dùng lá bông mã đề kết hợp râu ngô như trên nấu nước uống.

8. Nước rễ cỏ tranh

Dùng riêng rễ cỏ tranh hoặc dùng rễ cỏ tranh kết hợp với vỏ quả dưa hấu và mía đỏ nấu nước uống.

- Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh 20g, vỏ quả dưa hấu 50g, mía đỏ 50g.

- Cách dùng: Rễ cỏ tranh rửa sạch, vỏ quả dưa hấu thái nhỏ, mía đỏ 50g chẻ nhỏ. Tất cả cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước uống trong ngày.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...