Các khoản chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản

Các khoản chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 09/2023/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Kinh phí cấp nào do ngân sách Nhà nước cấp đó bảo đảm

Theo Thông tư 09/2023/TT-BTC, đối tượng áp dụng của Thông tư gồm: Cục Kiểm tra VBQPPL thuộc Bộ Tư pháp; tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ; Sở Tư pháp thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tư pháp thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có nhiệm vụ giúp cơ quan, người có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản quy định tại Điều 139 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;…

Kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản của cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cấp nào do ngân sách Nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị. Việc sử dụng kinh phí phải đúng mục đích, đúng nội dung, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định hiện hành về các chế độ chi tiêu tài chính và các quy định tại Thông tư này.

Cụ thể, một số nội dung chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản gồm: chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm để trao đổi nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản; chi công tác phí cho các đoàn công tác thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn, ngành, lĩnh vực; chi lấy ý kiến chuyên gia; chi báo cáo; chi chỉnh lý các loại dự thảo báo cáo; chi công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật, kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi kiểm tra văn bản quy định tại khoản 2 Điều 106 Nghị định 34/2016/NĐ-CP; rà soát, hệ thống hóa văn bản để thực hiện hệ thống hóa văn bản định kỳ; rà soát văn bản khi thực hiện tổng rà soát hệ thống văn bản theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chi tổ chức đội ngũ cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản; chi kiểm tra lại kết quả hệ thống hóa văn bản theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Nghị định 34/2016/NĐ-CP; chi xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định tại Điều 178 Nghị định 34/2016/NĐ-CP;…

Mức chi công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản

Các nội dung chi cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành.

Theo đó, đối với các khoản chi để tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, sơ kết, tổng kết; các khoản chi công tác phí cho những người đi công tác trong nước (bao gồm cả cộng tác viên, thành viên tham gia các đoàn kiểm tra văn bản và đoàn kiểm tra công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản) được thực hiện theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. Với các khoản chi cho việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ thì thực hiện theo quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BTC.

Các khoản chi tổ chức hội thi theo ngành, lĩnh vực, địa phương và toàn quốc về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP. Chi điều tra, khảo sát thực tế phục vụ công tác kiểm tra, xử lý, rà soát hệ thống hóa văn bản được thực hiện theo quy định tại Thông tư 109/2016/TT-BTC và Thông tư 37/2022/TT-BTC.

Việc chi khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản được thực hiện theo quy định tại Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng. Chi hợp đồng có thời hạn với cộng tác viên được thực hiện theo hợp đồng giữa các bên và quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng. Với các khoản chi báo cáo về rà soát các văn bản có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản thực hiện theo quy định tại Thông tư 338/2016/TT-BTC.

Thông tư 09/2023/TT-BTC cũng đã hướng dẫn cụ thể một số khoản chi có tính chất đặc thù trong kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản như: chi cho các thành viên tham gia họp, hội thảo, tọa đàm để trao đổi nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản; họp xử lý kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo yêu cầu, kế hoạch; họp bàn về kế hoạch kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật từ 100-150 nghìn đồng/người; chi lấy ý kiến chuyên gia 1,5 triệu đồng/văn bản; chi soạn thảo, viết báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản từ 400 nghìn đồng đến 30 triệu đồng/báo cáo...

Thông tư 09/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/4/2023.

Tin cùng chuyên mục

Từ 31/01/2025, quy mô của trường mầm non được nâng lên tối đa 30 nhóm, lớp. (Ảnh: Hồng Thương)

Quy mô của trường mầm non được nâng lên tối đa 30 nhóm, lớp

(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 23/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT.

Đọc thêm

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.

Miễn thu phí đi phà loạt đối tượng từ 1/1/2025

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Theo thông tư số 33/2024/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải mới ban hành, kể từ 1/1/2025, có 12 đối tượng sẽ được miễn phí tiền sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.