Các hành vi sẽ bị xử phạt hành chính ở vùng biển, đảo và thềm lục địa

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 105/2022/TT-BQP hướng dẫn thực hiện một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam; xử phạt VPHC trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia...

Các hành vi vi phạm quy định về treo Quốc kỳ

Cụ thể, Thông tư 105/2022/TT-BQP hướng dẫn cụ thể về hành vi vi phạm các quy định về treo Quốc kỳ Việt Nam và treo cờ quốc tịch quy định tại Điều 7 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP là hành vi không thực hiện đúng các quy định về treo cờ đối với tàu thuyền tại cảng biển theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Nghị định 58/2017/NĐ-CP (quy định về quản lý hoạt động hàng hải); về treo Quốc kỳ trên tàu biển Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Nghị định 58/2017/NĐ-CP và treo cờ quốc tịch và treo Quốc kỳ Việt Nam đối với tàu thuyền nước ngoài khi hoạt động trong khu vực biển giới biển theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 71/2015/NĐ-CP.

Về các hành vi vi phạm các quy định về đi qua không gây hại trong lãnh hải quy định tại Điều 5 Nghị định 162/2013/NĐ-CP, Thông tư quy định: hành vi dừng lại, neo đậu trái phép trong lãnh hải Việt Nam là hành vi của tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam nhưng dừng lại hoặc neo đậu trong lãnh hải Việt Nam mà không phải do gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn.

Hành vi đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam là hành vi của tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam đã đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam do Chính phủ Việt Nam thiết lập để bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục sự cố, thảm họa môi trường biển, phòng chống lây lan dịch bệnh mà chưa được Nhà nước CHXHCN cho phép. Vùng cấm, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam được quy định tại Luật biển Việt Nam năm 2012, Nghị định 16/2018/NĐ-CP, Nghị định 71/2015/NĐ-CP, Thông tư 162/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.

Đồng thời, Thông tư cũng hướng dẫn rõ hành vi vi phạm các quy định về xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam quy định tại khoản 3 Điều 8, Điều 9, Điều 11, khoản 6 Điều 13 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 27/2022/NĐ-CP là các hành vi của cá nhân, tổ chức nước ngoài sử dụng, điều khiển tàu thuyền hoặc phương tiện khác đi vào và thực hiện các hoạt động điều tra, thăm dò, nghiên cứu khoa học tài nguyên biển; hoạt động du lịch; khai thác, mua, bán thủy sản; xây dựng, lắp đặt, sử dụng các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trong vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà chưa được Nhà nước CHXHCN Việt Nam cho phép theo quy định của pháp luật.

Thuyền viên không mang theo chứng chỉ chuyên môn

Đối với nhóm hành vi thuyền viên làm việc trên tàu, thuyền không có hoặc không mang theo các loại chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BGTVT và các văn bản pháp luật có liên quan, Thông tư hướng dẫn: Về hành vi vi phạm về sổ thuyền viên là hành vi thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không có hoặc không đầy đủ sổ thuyền viên theo quy định tại Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.

Ngoài ra, Thông tư cũng nêu rõ hành vi vi phạm các quy định về an toàn sinh mạng trên biển; vi phạm các quy định về an toàn phòng, chống cháy, nổ đối với tàu biển quy định tại Điều 18 Nghị định 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP và Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 37/2022/NĐ-CP.

Theo đó, các trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển (bao gồm các phương tiện cứu sinh, phòng cháy, phát hiện và chữa cháy) được lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa được quy định tại Quyết định 59/2005/QĐ-BGTVT quy định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa. Hành vi không bố trí đủ định biên an toàn tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 162/2013/NĐ-CP là hành vi không bố trí đủ định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam theo quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BGTVT và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Thông tư 105/2022/TT-BQP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/2/2023.

Đọc thêm

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.

Miễn thu phí đi phà loạt đối tượng từ 1/1/2025

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Theo thông tư số 33/2024/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải mới ban hành, kể từ 1/1/2025, có 12 đối tượng sẽ được miễn phí tiền sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.

Quy định mới về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng: Một số doanh nghiệp cho rằng cần thêm khoảng thời gian phù hợp để chuẩn bị

DN ủng hộ việc tăng cường quản lý để phát triển bền vững thị trường VLXD, nhưng đề xuất có lộ trình phù hợp. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Ủng hộ việc tăng cường quản lý nhà nước để phát triển bền vững, ổn định thị trường vật liệu xây dựng (VLXD), song một số doanh nghiệp (DN) cho rằng quy định của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD vừa ban hành sẽ có hiệu lực từ 16/12/2024 là hơi gấp gáp, DN nêu ý kiến cần thêm thời gian để chuẩn bị; do thực hiện chứng nhận hợp quy đối với hàng nhập khẩu phải qua nhiều bước, mất nhiều thời gian.

Tiêu chuẩn khám sức khoẻ lái xe từ năm 2025

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 36 ngày 16/11/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi.