Các hãng dược Mỹ chi 1,18 tỷ USD dàn xếp khủng hoảng thuốc giảm đau opioid

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ba nhà phân phối dược lớn nhất của Mỹ đã đồng ý trả tới 1,18 tỷ đô la cho bang New York vì trách nhiệm của họ trong cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau nhóm opioid.

Theo AFP, thỏa thuận với các hãng dược McKesson, Cardinal Health và Amerisource Bergen do Chưởng lý bang New York Letitia James công bố ngày 20/7 là thỏa thuận lớn nhất mà bang New York đạt được cho đến nay.

New York cũng là bang đặc biệt tích cực trong việc truy quét các công ty bị cáo buộc là đã góp phần vào cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau nhóm opioid.

“Trong hơn hai thập kỷ, đại dịch opioid đã tàn phá vô số cộng đồng trên khắp New York và trên toàn quốc, giết chết hàng trăm nghìn những người bạn và thành viên gia đình của chúng ta và khiến hàng triệu người khác nghiện ngập”, bà James nói.

Vẫn theo bà này, trong suốt hai thập kỷ qua, McKesson, Cardinal Health và Amerisource Bergen đã phân phối những loại thuốc giảm đau nhóm opioid mà không quan tâm đến cuộc khủng hoảng quốc gia mà họ đóng vai trò động lực.

“Hôm nay, chúng ta buộc họ phải chịu trách nhiệm và cung cấp hơn 1 tỷ USD để điều trị, phục hồi và chi cho các nỗ lực phòng ngừa tại các cộng đồng ở New York bị tàn phá bởi thuốc giảm đau opioid - nâng tổng số tiền mà văn phòng của chúng tôi đã thương lượng trong tháng trước lên thành hơn 1,6 tỷ USD”, bà James cho biết thêm.

Thỏa thuận mới đạt được cho phép ba nhà phân phối dược thống trị trong ngành chăm sóc sức khỏe của Mỹ rút khỏi một phiên tòa xét xử bồi thẩm đoàn đang diễn ra ở bang về cuộc khủng hoảng opioid.

Các nhà phân phối này bị cáo buộc đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ bằng cách thúc đẩy việc bán các loại thuốc opioid theo toa gây nghiện cao như Oxycontin khiến chính quyền địa phương tiêu tốn hàng tỷ USD để đối phó với hậu quả của đại dịch.

Theo truyền thông Mỹ, thỏa thuận của các nhà phân phối dược nói trên được công bố trong bối cảnh ba nhà phân phối này và gã khổng lồ dược phẩm Johnson & Johnson cũng sắp đạt được một thỏa thuận khác, lớn hơn với nhiều tiểu bang và chính quyền địa phương của Mỹ.

Theo các nguồn tin ẩn danh được tờ The New York Times dẫn lời cho hay, khoản dàn xếp lớn hơn nói trên có thể lên tới 26 tỷ USD.

Truyền thông Mỹ dẫn các nguồn tin cho biết, trong khoản dàn xếp dự kiến đạt được, ba nhà phân phối dược nói trên sẽ phải trả 21 tỷ USD trong khoảng thời gian 18 năm và 5 tỷ USD được Johnson & Johnson trả trong 9 năm.

Nếu thỏa thuận này đạt được, đây sẽ là vụ thỏa thuận đắt giá nhất từng được ngành dược phẩm Mỹ chấp nhận.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.