Các giáo viên nước ngoài nghĩ gì về ngày Nhà giáo Việt Nam?

Sinh viên Hàn Quốc tặng hoa cô giáo trong ngày Nhà giáo Hàn Quốc. (Ảnh: Charactermedia)
Sinh viên Hàn Quốc tặng hoa cô giáo trong ngày Nhà giáo Hàn Quốc. (Ảnh: Charactermedia)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Khoảng 100 quốc gia trên thế giới có ngày Hiến chương nhà giáo. Tuy vậy, ngày Nhà giáo Việt Nam để lại trong mắt các giáo viên quốc tế nhiều dấu ấn và cảm xúc khác biệt.

“Ngày Nhà giáo ở Việt Nam thật tuyệt vời!”

Cô Laura Hiddleston, sau một thời gian sinh sống và làm việc tại Việt Nam, đã chia sẻ những bất ngờ của mình khi được giới thiệu về ngày 20/11. Đến từ Scotland xa xôi và hiện đang là giáo viên dạy tiếng Anh, cô cho biết, ở Scotland không có một ngày cố định hằng năm để tổ chức tri ân thầy cô giáo. Vào cuối mỗi kỳ học, sinh viên, học sinh thường tổ chức những bữa tiệc nhỏ hay dã ngoại cùng thầy cô.

“Đối với tôi, ngày Nhà giáo Việt Nam là một phong tục hết sức đặc biệt và mang nhiều ý nghĩa. Công việc giảng dạy, truyền tải kiến thức cho học sinh chưa bao giờ là dễ dàng. Một người giáo viên tâm huyết sẽ rất vất vả để có thể truyền tải hết kiến thức cho mỗi học sinh. Việc được ghi nhận những đóng góp của mình trong sự nghiệp giáo dục là một điều hết sức đặc biệt và đáng trân trọng”, cô Laura Hiddleston chia sẻ suy nghĩ của mình về ngày 20/11.

Bản thân cô Laura Hiddleston cũng được trải qua 3 lần được nhận hoa và những món quà nhỏ sinh từ chính học sinh, phụ huynh của các em trong ngày Nhà giáo Việt Nam. Lần đầu tiên khi nhận được bó hoa, kèm một tấm thiệp với nhiều lời chúc ý nghĩa từ một lớp học tiếng Anh đang giảng dạy, cô Laura Hiddleston đã vô cùng xúc động và ngỡ ngàng. Bởi vậy, cô Laura Hiddleston đã chẳng thể giấu diếm cảm xúc của mình khi phải thốt lên rằng: “Ngày Nhà giáo ở Việt Nam thật tuyệt vời!”.

Hiện tại, do ảnh hưởng của dịch bệnh, cô Laura Hiddleston và cũng như nhiều giáo viên khác chỉ có thể dạy các học trò qua màn hình máy tính. Việc không thể gặp gỡ các học sinh tại lớp học trong ngày 20/11 như mọi năm cũng khiến cô Laura Hiddleston cảm thấy một chút buồn. Tuy nhiên, các học sinh tại một lớp của cô Laura Hiddleston đã lên kế hoạch mời cô một bữa ăn đậm chất Hà Nội. Bởi vậy, cô Laura Hiddleston cũng rất mong chờ, háo hức được gặp gỡ các học sinh của mình.

Nhân ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam, cô Laura Hiddleston cũng muốn cảm ơn những học sinh Việt Nam đã chia sẻ với những giáo viên ngoại quốc như cô về văn hóa và những phong tục tập quán tốt đẹp của đất nước mình.

Thầy James Phạm, trong một lần trở về Việt Nam để du lịch và thăm quê hương thì đã quyết định ở lại, nhận lời mời giảng dạy tiếng Đức cho một số trung tâm du học và du học nghề tại Việt Nam. Sở dĩ, thầy James Phạm có một quyết định táo bạo như vậy bởi khi trở về bản thân cảm thấy mình phù hợp với văn hóa, con người Việt.

Khi còn sinh sống tại Đức, thầy James được bố mẹ và nhiều người thân chia sẻ, dạy dỗ về những phong tục, tập quán của quê hương Việt Nam. Tuy nhiên, chưa khi nào thầy James Phạm được nghe về ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam.

“Năm ngoái khi lên lớp, tôi bất ngờ thấy học sinh ôm một bó hoa to lên tặng, khi đó tôi không hiểu vì sao mình được tặng quà. Tôi rất bất ngờ vì Việt Nam có ngày kỷ niệm riêng dành cho giáo viên. Ở Đức hoàn toàn không có ngày này. Tôi rất thích và thấy Ngày Nhà giáo Việt Nam vô cùng thiêng liêng và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp”, thầy James Phạm cho hay.

Theo thầy James Phạm, anh rất thích giảng dạy ở Việt Nam, học sinh ngoan và siêng năng nhưng chỉ có một khuyết điểm là học sinh Việt Nam hay ngại ngùng.

Bất ngờ, xúc động, hạnh phúc có lẽ là những cảm xúc chung nhất của nhiều giáo viên nước ngoài đang giảng dạy tại Việt Nam. Ngày 20/11 không chỉ đơn thuần là một ngày lễ đối với các thầy cô giáo nước ngoài đang giảng dạy tại Việt Nam. Đây chính là dịp để thầy trò gần gũi, hiểu nhau hơn.

Nhiều giáo viên nước ngoài bất ngờ và cảm động khi biết đến ngày 20/11 tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Nhiều giáo viên nước ngoài bất ngờ và cảm động khi biết đến ngày 20/11 tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Ngày Nhà giáo ở các nước trên thế giới

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) đã lấy ngày 5/10 hàng năm là Ngày Nhà giáo thế giới từ năm 1994, với mục đích thu hút sự chú ý của xã hội đến tình trạng của các nhà giáo, vai trò của họ trong việc hình thành và phát triển xã hội, đồng thời huy động sự hỗ trợ cho các giáo viên và để đảm bảo rằng các nhu cầu của các thế hệ tương lai sẽ tiếp tục được các giáo viên đáp ứng.

Hiện nay, khoảng 100 quốc gia tham gia kỷ niệm Ngày Nhà giáo thế giới. Hàng năm, Liên đoàn Quốc tế Giáo dục phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức của công chúng để làm nổi bật những đóng góp của nghề giảng dạy.

Trước đó, bắt đầu từ năm 1962, Ấn Độ đã chọn ngày 5/9, theo sinh nhật vị thủ tướng thứ hai của đất nước - tiến sĩ triết học Sarvepalli Radhakrishnan (1888 -1975), làm ngày tôn vinh những người làm trong ngành giáo dục. Trong ngày này, học sinh, sinh viên và các thầy cô giáo vẫn đến trường nhưng các hoạt động học tập được thay thế bằng các lễ kỷ niệm cũng như các hoạt động thăm hỏi, cảm ơn của học sinh, sinh viên đối với người đã dạy dỗ mình.

Tại Mỹ, ngày 7/3/1980 được chọn là ngày tôn vinh những người làm nghề gõ đầu trẻ. Đến năm 1994, tổ chức Giáo dục Liên bang (National Education Association - NEA) đã chọn ngày thứ ba trong tuần đầu tiên của tháng 5 làm ngày Nhà giáo quốc gia. Tuần lễ đầu tiên của tháng 5 cũng được coi là tuần Nhà giáo quốc gia.

Vào dịp này, các học sinh và sinh viên thường tặng thầy cô của mình bưu thiếp, hoa và các món quà kỷ niệm để thể hiện lòng kính trọng, biết ơn người đã truyền đạt kiến thức cho mình.

Năm 1984, Wang Zishen, nguyên chủ tịch Đại học Bắc Kinh, đã đề xuất thành lập một ngày kỷ niệm để tôn vinh các nhà giáo Trung Quốc. Đến ngày 21/2/1985, quốc gia này đã thống nhất chọn ngày 10 tháng 9 hàng năm là ngày hiến chương nhà giáo của mình. Ngày nay, nhiều người Trung Quốc muốn chuyển ngày lễ này sang ngày 28/9 là ngày sinh của Khổng Tử.

Là một quốc gia phương Đông vốn có truyền thống coi trọng đạo lý “Tôn sư trọng đạo”, nhiều thế hệ học sinh cũng như các bậc ông bà, cha mẹ Trung Quốc đến viếng thăm các đền miếu thờ những vị hiền triết có công tạo dựng nền giáo dục và triết lý sống nhân sinh quan của Trung Quốc như Lão Tử, Khổng Tử, Trang Tử...

Tại Hàn Quốc, ngày 15/5 được chọn để tôn vinh các thầy cô của mình. Ngày Nhà giáo Hàn Quốc bắt nguồn từ việc một nhóm thanh niên là thành viên Hội Chữ thập Đỏ đến thăm các thầy cô giáo cũ đang ốm tại một bệnh viện vào năm 1963. Lúc đầu, chính phủ Hàn Quốc quy định lễ tôn vinh nghề giáo vào ngày 26/5 nhưng đến năm 1965 lại đổi qua ngày 15/5. Tuy nhiên, có một giai đoạn (1973-1982), Hàn Quốc không tổ chức ngày Nhà giáo.

Trong ngày Nhà giáo Hàn Quốc, buổi học thường kết thúc sớm và các học sinh, sinh viên thường tặng thầy cô hoa cẩm chướng và nhiều món quà lưu niệm khác.

Tại Thái Lan, ngày của giáo viên được tổ chức vào 16/1. Trong ngày này, tất cả các trường đều cho học sinh nghỉ học để tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng. Người Thái tin rằng bất kỳ lĩnh vực công việc nào cũng có một người thầy, nên cần có một buổi lễ đậm màu sắc tôn giáo để tôn vinh giáo viên. Nhiều trường còn tổ chức cho các nhà sư đến cầu nguyện cho toàn thể giáo viên, học sinh dâng hoa lên những người thầy của mình trong ngày Nhà giáo Thái Lan.

Trong giai đoạn 1965-1994, ngày Nhà giáo Nga được kỷ niệm vào chủ nhật đầu tiên của tháng 10. Bắt đầu từ năm 1994, Nga chọn ngày 5/10 - ngày Nhà giáo thế giới để làm ngày tôn vinh cho các thầy cô tại Nga.

Vào ngày này, các trường tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn văn nghệ để chào mừng, học sinh hào hứng tham gia vào các vở kịch hay các điệu nhảy. Một số địa phương còn tổ chức trao các giải thưởng cho giáo viên. Ở cấp độ cá nhân, nhiều học sinh chọn cách viết thư gửi các thầy cô hiện tại hoặc các thầy cô giáo cũ để bày tỏ lòng biết ơn.

Quay trở lại Việt Nam, ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả.

Để gửi lời tri ân sâu sắc tới tất cả các nhà giáo trên mọi miền Tổ quốc, xin trích dẫn câu danh ngôn: “Không có một vĩ nhân nào, một anh hùng nào trên đời này lại không qua bàn tay bế ẵm của người mẹ, thì trên trái đất này cũng không có một vĩ nhân, một anh hùng nào lại không qua bàn tay dìu dắt và sự dạy dỗ của người thầy giáo”.

Đọc thêm

Công an vào cuộc vụ nam thanh niên hành hung, tát liên tiếp nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh được cắt ra từ clip
(PLVN) - Theo thông tin từ phòng GD&ĐT thành phố Hải Dương (Hải Dương) nội dung ban đầu về vụ việc đã được báo chí phản ánh. Hiện tại cơ quan công an đã vào cuộc xác minh, điều tra, để tránh có những thông tin không khớp với kết luận của cơ quan công an, Phòng đợi kết luận của cơ quan công an sẽ cung cấp.

Tuyên truyền phòng chống ma túy cho học sinh thông qua phiên tòa giả định

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống tác hại ma túy, giúp đoàn viên, học sinh nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật.
(PLVN) -  Nhằm hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Việt Nam, ngày 25/3 Chi đoàn VKSND, TAND và Công an của quận Bình Tân, TP HCM phối hợp với Trung tâm GDNN - GDTX quận Bình Tân tổ chức phiên tòa giả định nhằm "tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy" cho đoàn viên, học sinh.

Hai học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh cắt là từ clip
(PLVN) - Theo thông tin người dân phản ánh, trưa ngày 23/3, tại khu cánh đồng gần trạm y tế xã An Thượng (TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương), một nữ sinh lớp 7 đã bị một nam thanh niên hành hung, tát nhiều lần vào đầu, mặt cháu bé. Cũng theo phản ánh, thời điểm đó có rất nhiều học sinh và một số người lớn chứng kiến vụ việc.

Sôi động cuộc thi Robocon đem 'Nước ngọt cho Đảo xa'

Robocon vận chuyển các chai nước mô phỏng từ đất liền ra hải đảo.
(PLVN) - Chiều 23/3, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức cuộc thi “Robocon HueIC 2024” với chủ đề là “Nước ngọt cho Đảo xa”, mô phỏng lại quá trình mang vật tư, thiết bị từ đất liền để xây dựng cũng như cung cấp nước ngọt cho các hải đảo xa xôi thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai đào tạo trực tuyến trên hệ thống Hunre E-Learning

Giao diện chính của phần mềm Hunre E-Learning
(PLVN) - Từ năm 2024, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ triển khai mô hình giảng dạy tích hợp (blended learning) kết hợp giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển quy mô đào tạo gắn chặt với tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào quy trình giảng dạy.