Các dịch vụ “ăn bám” mùa thi, tha hồ “chặt chém”.

(PLO) - Cứ đến mùa thi, bên cạnh những ấn tượng tốt về những nghĩa cử cao đẹp dành cho sỹ tử thì cũng để lại biết bao “ấn tượng” bức xúc của thí sinh cùng người nhà rời Hà Nội sau khi kì thi kết thúc, nhất là tình trạng nở rộ dịch vụ "chặt chém" ăn bám mùa thi.

“Liên thủ” chặt chém

Ngày 3/7, chưa phải là ngày thi chính thức, chỉ là ngày thí sinh đến làm thủ tục dự thi, nhưng đầu giờ sáng tất cả các điểm dự thi trên địa bàn Hà Nội đã chật cứng thí sinh cùng người nhà. 6h30 sáng, PV Báo Pháp Luật Việt Nam có mặt tại khu vực phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, quanh khu vực này cũng có khá nhiều điểm thi. Bước vào quán ăn sáng ven đường, trong quán khá nhiều thí sinh cùng người nhà đang ăn sáng tại đây. Nhìn bát phở bò mà chủ quán đem ra, áng chừng dăm miếng thịt bò thái mỏng dính trong bát phở đầy nước, bên cạnh PV ngồi, 3 thí sinh ngồi ăn, mồ hôi nhễ nhại dưới sự động viên, an ủi của người nhà trong cái nóng bức mà chỉ duy nhất một cái quạt nhỏ góc xa quay tít “thò lò” làm mát cho cả quán.

Đứng dậy thanh toán, “40 nghìn, cả 1 cốc trà đá”, “ Của chị 90 nghìn, cả trà đá, cả quẩy.”, chủ quán vừa trả lời vừa chan nước phở. PV chưa kịp hỏi thì chị có con đi thi thắc mắc, liền được chủ quán trả lời: “ Đắt gì? Mấy hôm nay chuẩn bị thi cử, cái gì chẳng lên giá, giá chung thôi”. Ngậm ngùi trả tiền, chị và thí sinh vội vã ra khỏi quán.

“Em có đi xe ôm không để chị gọi hộ cho, đi ra trường cho đỡ mệt”, chủ quán hỏi PV, PV bảo chưa có, chị ta nhanh nhảu gọi với mấy anh xe ôm ở bên kia đường sang chở khách, tranh thủ chị ta hỏi: “E và người nhà có chỗ nghỉ chưa, chị có người nhà cho thuê chỗ nghỉ đấy, sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát, 200 nghìn một người \một ngày, nếu ăn ba bữa nữa là là 350 nghìn. Phục vụ từ A-Z, các em chỉ nghỉ ngơi thôi, ăn uống sạch sẽ, ở thoáng mát còn đòi hỏi hơn gì nữa.”. PV lên xe và hẹn sẽ quay lại trả lời. Đến điểm thi, anh xe ôm đòi 30 nghìn, trong khi đi chỉ khoảng 300m.

Tương tự, khi PV đến khu vực Mai Dịch, Cầu Giấy. Lúc này thí sinh đã bắt đầu ra về, PV lân la vào ngồi quán nước chè vỉa hè cùng cánh xe ôm vừa uống nước vừa chờ khách ven đường và một số người nhà thí sinh. Trong vai người đi tìm nhà trọ cho người nhà đi thi, ông chủ quán đon đả: “Giờ kiếm nhà trọ quanh đây khó lắm, hầu như kín hết phòng, còn thì chỉ còn những phòng xấu và xa hơn thôi. Để anh gọi điện cho máy chủ phòng trọ xem còn không”.

Trong khi chủ quán gọi điện, cánh xe ôm ngồi bàn tán về những “phi vụ” chở khách một cách vui vẻ, thỏa mãn… một thanh niên trẻ bảo từ sáng chở được hai “cuốc” thí sinh cùng người nhà được 200 nghìn, đi từ Đại học Thương mại đến Đại học Quốc gia. Người xe ôm đứng tuổi kể, sáng dậy từ 5h sáng, chở 3 “cuốc” cho các thí sinh đến các điểm thi gần đây, mỗi “cuốc” kiếm được 150 nghìn. “Cũng may dịp này CSGT không thổi phạt “kẹp” 3 chở thí sinh đi thi nên chở thoái mái mà không lo bị phạt”, người xe ôm này nói.
Còn một xe ôm khác hồ hởi: “Sáng sớm “mở hàng” đã gặp may, gặp hai bố con đi thi dậy muộn nên cuống cuồng bắt xe. Chở từ Mai Dịch đến trường Nghĩa Tân, đi vòng vèo một tí, “kiếm” “lít rưỡi”( 150 nghìn – PV) ngon lành, mấy ngày như thế này “kiếm” dễ thật.”.
Dứt cuộc điện thoại, ông chủ quán cho biết, còn phòng nhưng giá 300 nghìn một người, PV kêu đắt, chủ quán liền bảo cánh xe ôm tìm xem còn nhà nào không, người thanh niên chở xe ôm rút điện thoại ra gọi và nói chở PV đi thuê nhà “người quen”.
Vòng vèo qua các ngõ nhỏ, đến được dãy trọ 3 tầng, chủ nhà “nổ” môt tràng: “Bây giờ kiếm được phòng như nhà anh là khó lắm, phòng Vip luôn, có cả điều hòa, vệ sinh khép kín, chỉ còn một phòng, không thuê nhanh thì hết, giờ ở đây “cháy” phòng rồi. Nếu dùng điều hòa thì anh lấy 350 nghìn một người, còn không dùng điều hòa thì anh lấy “hữu nghị” 300 nghìn thôi”.
Lí do về chở người nhà đến, PV được thanh niên chở xe ôm đưa về quán nước, vừa đi anh ta vừa nói "Anh mà trọ ở đây, nếu đi đâu thì gọi em chở đi, đi ăn để em chở đưa đến quán cơm quen, ngon mà rẻ, năm nào em cũng đưa thí sinh đến đó ăn, giá bình dân thôi khoảng 35-40 nghìn một suất”. 
Những người dân "tranh thủ" vỉa hè để bán nước trong dịp thi đại học
Những người dân "tranh thủ" vỉa hè để bán nước trong dịp thi đại học 

Theo PV quan sát, xung quanh các khu vực thi, hàng quán nước cũng như quán ăn tự phát mọc lên khá nhiều để phục vụ cho người nhà thí sinh trong thời gian chờ đợi. Trong đó có không ít sinh viên làm thêm bằng công việc này, và tất nhiên giá cả thì chỉ có họ đưa ra chứ chẳng theo giá chung nào cả.

Tìm hiểu thêm, các chủ nhà trọ, các quán cơm đều có “cò” là cánh xe ôm, các chủ quán nước mời chào cho các “dịch vụ” của mình. Mỗi khi dẫn khách đến thì sẽ được chủ nhà “cắt” phần trăm ăn chia, ngược lại sỹ tử và người nhà muốn đi đâu, ăn gì thì cũng sẽ được chủ nhà gọi cánh xe ôm và hướng dẫn ra các quán cơm “quen”. Thậm chí nhiều bà chủ nhà còn nhận luôn cả nấu cơm phục vụ tại phòng cho sỹ tử, còn ông chủ nhà thì kiêm cả xe ôm.

Nhà nghỉ cũng được mùa

Hầu như khu vực nào có nhiều trường học cấp I,II,III và các trường Cao đẳng, Đại học gần nhau thì lượng thí sinh dự thi sẽ tập trung với số lượng cao. Ngoài số lượng nhà trọ của các nhà dân quanh khu vực xung quanh không đáp ứng đủ cho lượng thí sinh lớn như vậy, thì các nhà nghỉ được “bổ sung” kịp thời, nhiều khi nhà nghỉ cũng “cháy” không còn phòng mà thuê. Tất nhiên, số thí sinh và người nhà thuê nhà nghỉ để nghỉ trong thời gian thi là cũng không phải nhiều, và thường là những gia đình có điều kiện về kinh tế.

Để tìm hiểu về các nhà nghỉ cho thí sinh thuê trong kì thi lần này, PV được biết, những nhà nghỉ bình dân thường có giá 500-600 nghìn một ngày đêm, là phòng đơn. Còn phòng đôi thì khoảng 700-900 nghìn một ngày đêm, chưa bao gồm các dịch vụ khác. Trong khi những ngày bình thường, giá chỉ khoảng 150-200 nghìn một phòng/đêm. Thường những nhà nghỉ bình dân như thế này được các bậc phụ huynh thuê cho các sỹ tử nghỉ nhiều hơn. Vào các nhà nghỉ bình dân quanh khu vực Mai Dịch, Hoàng Quốc Việt trong đợt thi đại học lần này, tìm những  phòng dành cho các thí sinh và người nhà thuê nghỉ, hầu như là kín, nếu còn thì chỉ còn 1-2 phòng.

Còn những nhà nghỉ sang trọng hơn, nhà nghỉ “Vip” hơn thì giá khá cao, dành cho những người giàu có, giá khoảng 1- 1,2 triệu /phòng, trong khi ngày bình thường chỉ từ 300-500 nghìn/đêm. Những nhà nghỉ “Vip” này, số lượng người thuê ít hơn nhưng tùy khu vực, có khu vực thi của các trường như trường Học viện quan hệ quốc tế, Ngoại thương, Tài Chính, Học viện Cảnh sát, An ninh… thì những nhà nghỉ “Vip” này cũng “cháy” là chuyện bình thường. Chủ nhà nghỉ M.T cho biết.

Cũng theo chủ nhà nghỉ M.T cho biết thêm, hiện ông có khoảng gần 10 nhà nghỉ khắp khu vực ở Hà Nội, và thường nằm gần các trường nổi tiếng. Mỗi kỳ thi đại học, cao đẳng, ông ta kiếm tiền trăm triệu mỗi đợt. Ngoài tiền phòng ra, các nhà nghỉ còn “ăn thêm” tiền nước, giặt là quần áo, cơm nước hàng ngày… Tuy nhiên cũng phải chi “nhiều khoản”, trong đó cho các “cò” và cánh xe ôm một ít, bởi đội quân này là cánh tay đắc lực của nhà nghỉ, thường xuyên ở các bến xe, bến tàu để “ngắm” những gia đình khá giả đưa con đi thi hoặc những “công tử” và “bản cô nương” quý tộc mà mời chào, “lôi kéo” về nhà nghỉ của mình./.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.