Các Cục Dự trữ nhà nước khu vực ứng trực 24/24, sẵn sàng xuất cấp hàng cứu hộ, cứu nạn

Xuồng dự trữ quốc gia tại Chi cục DTNN Việt Trì. (Ảnh: Tổng cục DTNN)
Xuồng dự trữ quốc gia tại Chi cục DTNN Việt Trì. (Ảnh: Tổng cục DTNN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tổng cục Dữ trữ nhà nước (DTNN) chỉ đạo các Cục DTNN khu vực bố trí lực lượng 24/24h; tổ chức xuất cấp gạo, các phương tiện, vật tư cứu nạn, cứu hộ… kịp thời từ các kho dự trữ quốc gia cho các tỉnh, thành phố theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, đúng quy định pháp luật.

Tại cuộc họp giao ban thường kỳ Bộ Tài chính, ông Vũ Xuân Bách - Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN cho biết, để ứng phó với cơn bão số 3, Tổng cục đã kịp thời có văn bản chỉ đạo 15 Cục DTNN khu vực: Hà Nội, Tây Bắc, Vĩnh Phú, Hoàng Liên Sơn, Bắc Thái, Hà Bắc, Hải Hưng, Đông Bắc, Thái Bình, Hà Nam Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Đà Nẵng, Nghĩa Bình tổ chức trực ban 24/24 giờ nhằm ứng phó kịp thời trước, trong và sau cơn bão số 3. Đồng thời, sẵn sàng tinh thần hỗ trợ cho các địa phương theo quyết định của các cấp có thẩm quyền.

Cũng theo Tổng cục trưởng Vũ Xuân Bách, mặc dù tại các địa phương, các đơn vị dự trữ cũng bị thiệt hại trong cơn bão nhưng về cơ bản các thiệt hại đã được khắc phục; đảm bảo an toàn về hàng hóa, con người và luôn trong tư thế sẵn sàng xuất cấp.

Hiện Tổng cục DTNN đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động Thương binh và xã hội để nắm bắt thông tin, nhu cầu của địa phương, phối hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất cấp hàng DTNN hỗ trợ người dân, địa phương bị thiệt hại.

Tại Công điện số 02/CĐ-BTC ngày 9/9/2024 về việc khắc phục thiệt hại và các sự cố do bão số 3 gây ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu Tổng cục DTNN chỉ đạo các Cục DTNN khu vực bố trí lực lượng 24/24h; tổ chức xuất cấp gạo, các phương tiện, vật tư cứu nạn, cứu hộ…kịp thời từ các kho dự trữ quốc gia cho các tỉnh, thành phố theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, đúng quy định pháp luật.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nhật Bản tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội Chuyên gia Việt Nam - Nhật Bản (VJS)
(PLVN) - Ngày 31/3, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội Chuyên gia Việt Nam - Nhật Bản (VJS), cùng đại diện một số doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương.

Trao giải cuộc thi viết - vẽ chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”

Trao giải cuộc thi viết - vẽ chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”
(PLVN) -  Thực hiện tháng hành động vì trẻ em và ngày gia đình Việt Nam hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2025), Công an tỉnh Kiên Giang phát động Cuộc thi viết - vẽ cho con cán bộ, chiến sĩ với chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”.

Vốn chính sách "cánh cửa" mở ra tương lai no ấm nơi vùng núi Nghệ An

Đàn bò 14 con từ nguồn vốn vay chính sách ưu đãi phát triển khoẻ mạnh, hiệu quả cao giúp gia đình anh Phim chị Xin thoát nghèo.
(PLVN) - Từ hai cặp bò ban đầu của vốn chính sách ưu đãi, gia đình anh Phim nay đã có đàn bò 14 con, hơn 6 hecta rừng keo xanh tốt. Còn với chị Hà, giấc mơ an cư sau 20 năm sống trong căn nhà tạm bợ đã trở thành hiện thực. Những câu chuyện ấy là minh chứng cho sức mạnh của ý chí khi gặp được cơ hội.

Bước tiến trong tư duy về học phí đại học

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố một số định hướng sửa đổi Luật Giáo dục đại học (GDĐH), trong đó đề xuất học phí trường công được xác định theo phần trăm mức thu nhập bình quân đầu người, do Chính phủ quy định. Luật Giá sẽ được điều chỉnh để bảo đảm thống nhất học phí giữa trường công và tư.

Cơ hội cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn bước vào nền kinh tế số

Đào tạo nghề cho thanh niên khó khăn là “chìa khóa” để Việt Nam chuyển đổi số bền vững và thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực công nghệ. (Ảnh minh họa. Nguồn Bộ KHCN)
(PLVN) -  Có thể chỉ ra thách thức kép mà thanh niên khó khăn đang đối mặt là rào cản về kinh tế, xã hội lẫn nhận thức giới, khiến họ càng khó tiếp cận với các chương trình đào tạo kỹ thuật số. Do đó, việc hỗ trợ nhóm này không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn là bước đi chiến lược để bảo đảm sự công bằng trong phát triển và tối ưu hóa nguồn nhân lực trẻ – yếu tố then chốt trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.