Các công ty lớn của Mỹ cắt giảm quyên góp chính trị sau vụ bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội

Đám đông biểu tình ủng hộ ông Trump tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ, ngày 6/1/2021. Ảnh: Reuters.
Đám đông biểu tình ủng hộ ông Trump tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ, ngày 6/1/2021. Ảnh: Reuters.
(PLVN) - Mười tập đoàn của Hoa Kỳ đã cắt giảm hơn 90% số tiền quyên góp cho các chính trị gia sau khi cam kết cắt giảm quyên góp cho những người đảng viện Cộng hòa ủng hộ nỗ lực lật ngược thất bại bầu cử của cựu Tổng thống Donald Trump.

Không có công ty nào của 10 công ty lớn được Reuters hỏi, trong đó có Microsoft Corp, Walmart Inc, AT&T Inc và Comcast Corp, đã quyên góp cho bất kỳ thành viên nào trong số 147 nghị sĩ Cộng hòa đã bỏ phiếu ủng hộ tuyên bố của Trump.

Thông tin mà Reuters thu thập được cho biết, trong tháng 1/2021, 10 công ty đó lớn nói trên quyên góp 13.000 đô la cho các ứng cử viên. Chỉ có hai công ty trong số đó - General Electric Co và American Express Co – có báo cáo các khoản tài trợ mới. American Express trao 5.000 đô la cho Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Thune của bang Nam Dakota, trong khi GE trao 5.000 đô la cho đại biểu Adam Kinzinger của bang Illinois và số còn lại cho các chính khách khác.

Số tiền này chưa bằng 1/10 so với khoảng 190.000 USD mà 10 công ty trên đã tài trợ cho các ứng cử viên vào tháng 1/2017 và tương đối nhỏ so với khoảng 10 triệu USD quyên góp cho các ứng cử viên trong mùa bầu cử 2019-2020. 

147 nhà lập pháp đã bỏ phiếu ủng hộ ông Trump để lật ngược chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử vừa rồi đã nhận được hơn 2 triệu đô la từ 10 doanh nghiệp trên trong chu kỳ chính trị hai năm qua.

Hoạt động ủng hộ chính trị thường chậm lại trong những tháng sau cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ và tiền từ các ủy ban hành động chính trị của công ty là một phần nhỏ trong số tiền huy động được từ các chiến dịch chính trị.

Tuy nhiên, sự sụt giảm của các khoản tài trợ của các công ty cho thấy sự khởi đầu chậm hơn ở một phân khúc tài chính chính trị trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022. Khoản tiền từ các ủy ban hành động chính trị của công ty thường đóng vai trò như một kênh dẫn các khoản đóng góp từ các nhà quản lý và cổ đông.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.